Thuốc Levofloxacin SPM 250: Công dụng, Liều dùng & Giá bán?

Levofloxacin SPM 250 là thuốc gì? Nắm bắt các thông tin về đối tượng, cách dùng, liều dùng, chống chỉ định và giá bán trước khi sử dụng, để nâng cao hiệu quả của thuốc cũng như tránh gặp phải những tác dụng ngoài ý muốn. Hãy cùng Medplus bắt đầu tìm hiểu về những thông tin này ngay nhé!

Thông tin chi tiết

  • Ngày kê khai: 29/06/2020
  • Số GPLH/ GPNK: VD-32215-19
  • Đơn vị kê khai: Công ty Cổ phần S.P.M
  • NĐ/HL: 250mg
  • Hạn sử dụng: 36 tháng
  • Dạng bào chế: Viên nén bao phim
  • Quy cách đóng gói: Hộp 1 vỉ, 5 vỉ x 10 viên
  • Phân loại: KK trong nước
  • Thành phần chính: Levofloxacin 250mg
  • Công ty sản xuất: Công ty cổ phần SPM

Công dụng – Chỉ định

Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu

Levofloxacin SPM 250 được chỉ định để điều trị nhiễm trùng nhẹ, trung bình hay nặng ở người lớn từ 18 tuổi trở lên như:

  • Viêm xoang cấp, đợt cấp viêm phế quản mãn, viêm phổi, viêm phổi mắc phải trong cộng đồng.
  • Nhiễm trùng da và cấu trúc da.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu có hoặc không có biến chứng.
  • Viêm thận – bể thận cấp tính.

Chống chỉ định

  • Chống chỉ định dùng Levofloxacin SPM 250 đối với bệnh nhân quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc và với các thuốc thuộc nhóm quinolon.
  • Tránh dùng thuốc hoặc cân nhắc giữa lợi ích và những ảnh hưởng khi dùng đối với trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Liều lượng và Cách dùng

Cách dùng: Dùng trực tiếp bằng đường uống.

Liều dùng:

  • Đối với bệnh viêm xoang cấp 500 mg/ngày x 10 – 14 ngày.
  • Ðối với đợt kịch phát viêm phế quản mạn 250 – 500mg/ngày x 7 – 10 ngày.
  • Đối với viêm phổi mắc phải trong cộng đồng 500mg, ngày 1 – 2 lần x 7 – 14 ngày.
  • Đối với nhiễm khuẩn đường tiểu có biến chứng kể cả viêm thận – bể thận: 250mg/ngày x 7 – 10 ngày.
  • Đối với nhiễm khuẩn da & mô mềm 500mg, ngày 1 – 2 lần x 7 – 14 ngày.
  • Đối với bệnh nhân bị suy thận (ClCr < 50mL/phút): Cần giảm liều.

Tác dụng phụ

Một số tác dụng ngoài ý muốn có thể phát sinh như:

  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Thay đổi vị giác, rối loạn giấc ngủ, nhức đầu, chóng mặt.
  • Nhạy cảm ánh nắng, đau sưng khớp/cơ/gân, đau bụng, thay đổi thị giác, phản ứng dị ứng. (Hiếm)
  • Động kinh, rối loạn tinh thần, đau ngực, rối loạn nhịp tim, bồn chồn, lo âu, thay đổi lượng nước tiểu, vàng mắt/da, bội nhiễm khi dùng kéo dài. (Rất hiếm)
  • Bệnh nhân nếu gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào khi sử dụng Levofloxacin SPM 250, hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và giải quyết kịp thời.

>>> Xem thêm: Lufogel – Thuốc trị tiêu chảy cấp | Cách dùng, Chỉ định và liều dùng

Thông tin thành phần Levofloxacine

Dược lực:

  • Levofloxacin là một fluoroquinolone kháng khuẩn tổng hợp dùng đường uống và đường tĩnh mạch. Là một tác nhân kháng khuẩn fluoroquinolone, levofloxacin ức chế sự tổng hợp ADN vi khuẩn bằng cách tác động trên phức hợp gyrase và topoiso-merase IV ADN.
  • Levofloxacin có tính diệt khuẩn cao in vitro. Phổ tác dụng bao gồm nhiều vi khuẩn Gram dương và Gram âm như tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn, kể cả phế cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột, Haemophilus influenzae, vi khuẩn Gram âm không lên men và các vi khuẩn không điển hình.
  • Thường không có đề kháng chéo giữa levofloxacin và các loại thuốc kháng khuẩn khác.
  • Nhiễm khuẩn bệnh viện do Pseudomonas aeruginosa cần dùng liệu pháp phối hợp.

Dược động học:

  • Hấp thu: Sau khi uống, chất levofloxacin được hấp thu nhanh. Sinh khả dụng tuyệt đối vào khoảng 100%. Thức ăn ít ảnh hưởng trên sự hấp thu levofloxacin.
  • Phân bố: Khoảng 30-40% levofloxacin gắn với protein huyết thanh. Trạng thái nồng độ ổn định đạt được trong vòng 3 ngày. Thuốc thâm nhập tốt vào mô xương, dịch nốt phỏng, và mô phổi, nhưng kém vào dịch não tủy.
  • Chuyển hoá: Levofloxacin được chuyển hóa rất thấp, hai chất chuyển hóa chiếm < 5% lượng được bài tiết trong nước tiểu.
  • Thải trừ: Levofloxacin được thải trừ khỏi huyết tương tương đối chậm (T1/2: 6-8 giờ). Bài tiết chủ yếu qua thận (> 85% liều dùng). Khi bị giảm chức năng thận, sự thải trừ và thanh thải ở thận giảm đi, và thời gian bán thải tăng lên (với độ thanh thải creatinine trong khoảng 20-40 ml/ phút, T1/2 là 27 giờ). Không có sự khác biệt lớn về các thông số dược động học sau khi uống hoặc sau khi tiêm truyền tĩnh mạch, gợi ý rằng có thể dùng đường uống và đường tĩnh mạch thay thế cho nhau.

Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân tăng mẫn cảm (dị ứng) với levofloxacin, các quinolone khác hoặc với bất cứ tá dược nào của thuốc.
  • Bệnh nhân động kinh.
  • Bệnh nhân có tiền sử đau gân cơ liên quan với việc sử dụng fluoroquinolone.
  • Bệnh nhân là trẻ em hoặc thiếu niên.
  • Bệnh nhân là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ.

Hình ảnh tham khảo

Thuốc Levofloxacin SPM 250
Thuốc Levofloxacin SPM 250

Thông tin mua thuốc Levofloxacin SPM 250

Nơi bán thuốc

Hiện nay, Levofloxacin SPM 250 có bán ở các trung tâm y tế hoặc ở các nhà thuốc, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế. Bạn có thể tìm mua trực tiếp tại các địa chỉ bán thuốc với mức giá thay đổi khác nhau tùy từng đơn vị bán.

Giá bán

Giá bán Levofloxacin SPM 250 theo Cổng công khai y tế (Bản quyền thuộc bộ y tế) là 2.000 VND/Viên.

Tuy nhiên, giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này. Người mua nên lựa chọn những cơ sở bán uy tín để mua được thuốc với chất lượng và giá cả hợp lí.

Bạn cũng có thể quan tâm một số loại thuốc khác:

Thuốc Rinedif 300: Công dụng, chống chỉ định và giá bán?

Vigamox: Dung dịch nhỏ mắt được kê đơn

Nguồn tham khảo

Cổng công khai y tế

Kết Luận

Ghé thăm Medplus mỗi ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khoẻ, dinh dưỡng, thuốc a-z,… Chúng tôi rất mong nhận được cảm nhận và góp ý của bạn dành cho các chuyên mục. Những ý kiến này có thể giúp chúng tôi hoàn thiện các chuyên mục trong tương lai và mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích, uy tín, xác thực nhất.



from Thuốc A-Z – Medplus.vn https://ift.tt/3gnJffc
via gqrds

Nhận xét