Thông tin bệnh ở trẻ sơ sinh

Danh mục các bệnh thường gặp ở trẻ em

Bệnh uốn ván sơ sinh (uốn ván rốn) là gì?

Uốn ván sơ sinh là một bệnh nặng, thường xảy ra ở thời kỳ sơ sinh do thần kinh trung ương bị nhiễm độc tố trực khuẩn uốn ván Clostridium tetani. Bệnh có thể dẫn đến tử vong, vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng bệnh cần phải được điều trị kịp thời.

Nguyên nhân của bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân của bệnh ở trẻ sơ sinh thường là do dụng cục cắt rốn hoặc bàn tay người đỡ đẻ chưa được vô khuẩn nên vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua đường rốn. Vì vậy, bệnh còn gọi là uống ván rốn.
Phòng ngừa và điều trị các triệu chứng bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh
Phòng ngừa và điều trị các triệu chứng bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng của bệnh uốn ván sơ sinh

Thời kì ủ bệnh

Sau khi được sinh ra, trẻ sơ sinh có một khoản thời gian hoàn toàn bình thường. Đó chính là thời kì ủ bệnh. Thời kì này kéo dài từ 3 – 7 ngày hoặc có thể là lâu hơn. Thời kỳ ủ bệnh càng ngắn thì bệnh càng nặng. Trong thời kỳ này, các triệu chứng của bệnh còn chưa biểu hiện rõ ràng và khó nhận biết nếu không được kiểm tra sức khỏe.

Các triệu chứng ở thời kì phát bệnh

  • Trẻ có triệu chứng sốt cao 39 – 40°C (rất ít khi không sốt)
  • Bỏ bú, cứng hàm
  • Co cứng toàn thân và lên cơn co giật
  • Toàn thân ưỡn cong ra sau, mặt nhăn nhúm, môi chúm lại, miệng không há to được làm cho trẻ không khóc thành tiếng được
  • Trẻ có những cơn co giật, cơn giật vài giây hoặc và phút làm tăng tình trạng co cứng cơ, gây tím tái, ngừng thở. Nếu cơ giật xảy ra liên tục, kéo dài, trẻ sẽ tử vong vì thiếu dưỡng khí hoặc gặp các biến chứng của thiếu dưỡng khí như chảy máu phổi, chảy máu não, viêm ruột hoại tử, viêm phổi do nhiễm khuẩn bội phụ,…
  • Trẻ dễ bị co giật bởi ánh sáng, tiếng động kích thích hoặc đụng chạm vào người
  • Rốn thường rụng sớm vào ngày thứ ba, thứu tư. Rốn của trẻ có thể ướt bẩn hoặc đã khô

Các triệu chứng của uốn ván sơ sinh ở thời kỳ lui bệnh

  • Nếu được điều trị tốt hoặc ở thể nhẹ, sau 7 ngày trẻ sẽ bớt giật, hết sốt, chỉ còn co cứng cơ trong một thời gian dài (kéo dài hàng tháng) sau đó sẽ khỏi bệnh
  • Trẻ có nguy cơ tử vong cao trong thời kỳ phát bệnh do những cơn co giật nhiều lần, kéo dài không khống chế được hoặc chết vì biến chứng của bệnh

Cách dự phòng và điều trị bệnh

Điều trị

  1. Huyết thanh chống uốn ván: Tiêm huyết thanh chống uốn ván ngay khi mới phát hiện để trung hòa độc tố uốn ván đang lưu hành trong máu. Kể cả khi trẻ đã lên cơn co giật cũng nên cho dùng huyết thanh chống uốn ván.
  2. Kháng sinh: Dùng Penicillin để tiêm khi phát hiện bệnh. Tuy nhiên khi có biến chứng viên phổi thì phải dùng penicillin liều cao hơn. Ngoài ra còn có các kháng sinh khác hỗ trợ trong việc điều trị uốn ván ở sơ sinh như: Gentamycin, Bactrin, Cloroxit.
  3. Thuốc an thần: Việc dùng thuốc an thần cần xác định các nguy cơ khác của bệnh nếu bệnh nhân có các dấu hiệu khác.
  4. Chế độ ăn:
    – Dùng sữa mẹ nhỏ giọt dạ dày khi trẻ còn giật 7-8 lần/ ngày. Sau mỗi lần ăn phải thay chai và dây nhỏ giọt.
    – Ăn bằng ống thông khi trẻ còn tăng trương lực cơ
    – Có thể dùng thìa để bón khi trẻ đã há được miệng nhưng còn hạn chế và khóc còn nhỏ
    – Khi trẻ đã khóc to và há được miệng to thì mới được cho bú mẹ
  5. Tư thế: Cho trẻ nằm nghiêng, thay đổi tư thế 3-4 lần/ngày
  6. Nằm buồng tối: Tránh tiếng động mạnh, tránh ồn ào, tránh động chạm vào người bệnh nhân khi không cần thiết.

Dự phòng bệnh

Để phòng ngừa các triệu chứng của bệnh uốn ván ở trẻ sơ sinh, cần lưu ý các điều sau:
  • Người mẹ khi có thai phải tiêm phòng đủ 2 mũi giảm độc tố uốn ván (vacxin phòng uốn ván). Tiêm mũi thứ nhất vào một trong những tháng 3,4,5 hoặc 6). Mũi thứ hai vào tháng thứ 7 hoặc 8. Hai mũi cách nhau ít nhất là 1 tháng, mũi thứ hai cách lúc đẻ ít nhất 1 tháng.
  • Vệ sinh vô khuẩn dụng cụ và bàn tay người đỡ đẻ
  • Dụng cụ cắt rốn phải được hấp sấy 120°C trong 30 phút
  • Theo dõi tình trạng sức khỏe thường xuyên. Lập tức đến các cơ sở khám bệnh kiểm tra nếu thấy trẻ xuất hiện đáu hiệu bất thường.

Nhận xét