Thuốc Mezatam: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ

Thuốc Mezatam là gì?

Thuốc Mezatam là thuốc ETC được dùng để điều trị chứng chóng mặt, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, điều trị nghiện rượu, say tàu xe,…

Tên biệt dược

Thuốc được đăng ký dưới tên Mezatam.

Dạng trình bày

Thuốc Mezatam được bào chế dưới dạng viên nang cứng.

Quy cách đóng gói

Thuốc này được đóng gói ở dạng: Hộp 6 vỉ x 10 viên.

Phân loại

Thuốc Mezatam là thuốc ETC  – thuốc kê đơn.

Số đăng ký

Thuốc Mezatam có số đăng ký: VD-25527-16.

Thời hạn sử dụng

Thuốc Mezatam có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nơi sản xuất

Thuốc Mezatam được sản xuất ở: Công ty cổ phần dược phẩm Hà Tây

Địa chỉ: Tổ dân phố số 4 – La Khê – Hà Đông – Hà Nội Việt Nam.

Thành phần của thuốc Mezatam

Môi viên nang cứng chứa:

Piracetam 400mg
Cinarizin 25mg
Tá dược vđ 1 viên
(Tá dược gồm: Bột talc, magnesi stearat, eragel, tinh bột sắn).

Công dụng của thuốc Mezatam trong việc điều trị bệnh

Thuốc Mezatam là thuốc ETC được dùng để:

  • Điều trị triệu chứng chóng mặt.
  • Ở người cao tuổi: Suy giảm trí nhớ, chóng mặt, kém tập trung, hoặc thiếu tỉnh táo, thay đổi khí sắc, rối loạn hành vi, kém chú ý đến bản thân, sa sút trí tuệ do nhồi máu não nhiều ổ.
  • Đột quy thiếu máu cục bộ cấp. Cần chú ý tuổi tác và mức độ nặng nhẹ lúc đầu của tai biến là các yếu tố quan trọng nhất để tiên lượng khả năng sống sót sau tai biến đột quỵ thiếu máu cục bộ cấp.
  • Điều trị nghiện rượu.
  • Điều trị bệnh thiếu máu hồng cầu liềm. Ở trẻ em điều trị hỗ trợ chứng khó đọc.
  • Dùng bổ trợ trong điều trị giật rung cơ có nguồn gốc vỏ não.
  • Phòng say tàu xe.
  • Rối loạn tiền đình như chóng mặt, ù tai, buồn nôn, nôn trong bệnh Ménière.

Hướng dẫn sử dụng thuốc Mezatam

Cách sử dụng

Thuốc Mezatam được chỉ định dùng theo đường uống. Nên uống sau bữa ăn.

Đối tượng sử dụng

Bệnh nhân chỉ được sử dụng thuốc Mezatam khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

  • Người lớn: 1-2 viên x 3 lần/ngày.
  • Trẻ em: 1 viên x 1-2 lần/ngày.

Hoặc tùy theo chỉ định của thầy thuốc.

Lưu ý đối với người dùng thuốc Mezatam

Chống chỉ định

Thuốc Mezatam chống chỉ định trong trường hợp:

  • Mẫn cảm với Cinarizin, Piracetam hoặc bất cứ một thành phần nào của thuốc.
  • Loạn chuyển hóa porphyrin.
  • Người bệnh suy thận nặng (hệ số thanh thải creatinin dưới 20 ml/phút).
  • Người mắc bệnh Huntington.
  • Người bệnh suy gan.

Tác dụng phụ

* Piracetam:

Thường gặp, ADR >1/100

  • Toàn thân: Mệt mỏi.
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đau bụng, trướng bụng.
  • Thần kinh: Bồn chồn, dễ bị kích động, nhức đầu, mất ngủ, ngủ gà.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Toàn thân: Chóng mặt.
  • Thần kinh: Run, kích thích tình dục.

* Cinarizin:

Thường gặp, ADR >1/100

  • Thần kinh trung ương: Ngủ gà.
  • Tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Thần kinh trung ương: Nhức đầu.
  • Tiêu hóa: Khô miệng, tăng cân.
  • Khác: Ra mồ hôi, phản ứng dị ứng.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

  • Thần kinh trung ương: Triệu chứng ngoại tháp ở người cao tuổi hoặc khi điều trị dài ngày.
  • Tim mạch: Giảm huyết áp (liều cao).

Xử lý khi quá liều

Thông tin về cách xử lý khi quá liều thuốc Mezatam đang được cập nhật.

Cách xử lý khi quên liều

Thông tin về cách xử lý khi quên liều thuốc Mezatam đang được cập nhật.

Các biểu hiện sau khi dùng thuốc

Thông tin về biểu hiện sau khi dùng thuốc Mezatam đang được cập nhật.

Hướng dẫn bảo quản

Điều kiện bảo quản

Thuốc Mezatam nên được bảo quản ở nhiệt độ không quá 30°C, nơi khô.

Thời gian bảo quản

Thời gian bảo quản của thuốc Mezatam là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Thông tin mua thuốc

Nơi bán thuốc Mezatam

Nên tìm mua thuốc Mezatam tại Chợ y tế xanh hoặc các nhà thuốc uy tín để đảm bảo sức khỏe bản thân.

Giá bán

Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này.

Thông tin tham khảo thêm

Dược lý và cơ chế tác dụng

Cinarizin

Là thuộckháng histamin (H1). Phần lớn những thuốc kháng histamin H1 cũng có tác dụng chống tiết acetylcholin và an thần. Thuốc kháng histamin có thể chặn các thụ thể ở cơ quan tận cùng của tiền đình va ức chế sự hoạt hóa quá trình tiết histamin và acetylcholin. Đề phòng say tàu xe, thuốc kháng histamin có hiệu quả hơi kém hơn so với scopolamin (hyosin), nhưng thường được dung nạp tốt hơn và loại thuốc kháng histamin ít gây buồn ngủ hơn như cinarizin hoặc cyclizin thường được ưa dùng hơn.

Cinarizin còn là chất đối kháng calci. Thuốc ức chế sự co tế bào cơ trơn mạch máu bằng cách chẹn các kênh calci. Ở một số nước, cinarizin được kê đơn rộng rãi làm thuốc giãn mạch não để điều trị bệnh mạch não mạn tính với chỉ định chính là xơ cứng động mạch não; nhưng những thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên về cinarizin đều không đi đến kết luận rõ ràng. Cinarizin đã được dùng trong điều trị hội chứng Raynaud, nhưng không xác định được là có hiệu lực.

Cinarizin cũng được dùng trong các rối loạn tiền đình.

Piracetam

Piracetam (dẫn xuất vòng của acid gamma amino-butyric, GABA) được coi là một chất có tác dụng hưng trí (cải thiện chuyển hóa của tế bào thần kinh) mặc dù người ta còn chưa biết nhiều về các tác dụng đặc hiệu cũng như cơ chế tác dụng của nó. Thậm chí ngay cả định nghĩa về hưng trí nootropic cũng còn mơ hồ.

Nói chung tác dụng chính của các thuốc được gọi là hưng trí (như: piracetam, oxiracetam, aniracetam, etiracetam, pramiracetam, tenilsetam, suloctidil, tamitinol) là cải thiện khả năng học tập và trí nhớ. Nhiều chất trong số này được coi là có tác dụng mạnh hơn piracetam về mặt học tập và trí nhớ. Người ta cho rằng ở người bình thường và ở người bị suy giảm chức năng, piracetam tác dụng trực tiếp đến não để làm tăng hoạt động của vùng đoạn não (vùng não tham gia vào cơ chế nhận thức, học tập, trí nhớ, sự tỉnh táo và ý thức).

Piracetam tác động lên một số chất dẫn truyền thần kinh như acetylcholin, noradrenalin, dopamin… Điều này có thể giải thích tác dụng tích cực của thuốc lên sự học tập và cải thiện khả năng thực hiện các test về trí nhớ. Thuốc có thể làm thay đổi sự dẫn truyền thần kinh và góp phần cải thiện môi trường chuyển hóa để các tế bào thần kinh hoạt động tốt.

Trên thực nghiệm, piracetam có tác dụng bảo vệ chống lại những rối loạn chuyển hóa do thiếu máu cục bộ nhờ làm tăng đề kháng của não đối với tình trạng thiếu oxy. Piracetam làm tăng sự huy động và sử dụng glucose mà không lệ thuộc vào sự cung cấp oxy, tạo thuận lợi cho con đường pentose và duy trì tổng hợp năng lượng ở não. Piracetam tăng cường tỷ lệ phục hồi sau tổn thương do thiếu oxy băng cách tăng sự quay vòng của các photphat vô cơ và giảm tích tụ glucose và acid lactic.

Dược động học

Cinarizin: Sau khi uống, cinarizin đạt được nồng độ đỉnh huyết tương từ 2 đến 4 giờ. Sau 72 giờ, thuốc vẫn còn thải trừ ra nước tiểu. Nửa đời huyết tương của thuốc ở người tình nguyện trẻ tuổi khoảng 3 giờ.

Piracetam: dùng theo đường uống được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn ở ống tiêu hóa. Khả dụng sinh học gần 100%. Nồng độ đỉnh trong huyết tương (40 – 60 microgram/ml) xuất hiện 30 phút sau khi uống một liều 2 g. Nồng độ đỉnh trong dịch não tủy đạt được sau khi uống thuốc 2 – 8 giờ. Hấp thu thuốc không thay đổi khi điều trị dài ngày. Thể tích phân bố khoảng 0,6 lít/kg.

Piracetam ngắm vào tất cả các mô và có thể qua hàng rào máu – não, nhau – thai và cả các màng dùng trong thẩm tích thận. Thuốc có nồng độ cao ở vỏ não, thùy trán, thùy đỉnh và thùy chẩm, tiểu não và các nhân vùng đáy. Nửa đời trong huyết tương là 4 – 5 giờ; nửa đời trong dịch não tủy khoảng 6 – 8 giờ. Piracetam không gắn vào các protein huyết tương và được đảo thải qua thận dưới dạng nguyên vẹn.

Hệ số thanh thải piracetam của thận ở người bình thường là 86 ml/phút. 30 giờ sau khi uống, hơn 95% thuốc được thải theo nước tiểu. Nếu bị suy thận thì nửa đời thải trừ tăng lên: Ở người bệnh bị suy thận hoàn toàn và không hồi phục thì thời gian này là 48- 50 giờ.

Thận trọng

* Piracetam:
Vì piracetam được thải qua thận, nên nửa đời của thuốc tăng lên liên quan trực tiếp với mức độ suy thận và độ thanh thải creatinin. Cần rất thận trọng khi dùng thuốc cho người bệnh bị suy thận. Cần theo dõi chức năng thận ở những người bệnh này và người bệnh cao tuổi. .

Khi hệ số thanh thải của creatinin dưới 60 ml/phút hay khi creatinin huyết thanh trên 1,25 mg/100 ml thì cần phải điều chỉnh liều:

  • Hệ số thanh thải creatinin là 60 – 40 ml/phút, creatinin huyết thanh là 1,25 – 1,7 mg/100 ml (nửa đời của piracetam dài hơn gấp đôi): Chỉ nên dùng 1/2 liều bình thường.
  • Hệ sô thanh thải creatinin là 40 – 20 ml/phút, creatinin huyết thanh là 1,7 – 3,0 mg/100 ml (nửa đời của piracetam là 25 – 42 giờ): Dùng 1/4 liều bình thường.

* Cinarizin:
Cũng như với những thuốc kháng histamin khác, cinarizin có thể gây đau vùng thượng vị. Uống thuôc sau bữa ăn có thể làm giảm kích ứng dạ dày. Cinarizin có thể gây ngủ gà, đặc biệt lúc khởi đầu điều trị. Phải tránh những công việc cần sự tỉnh táo (ví dụ: lái xe).

Phải tránh dùng cinarizin dài ngày ở người cao tuổi, vì có thể gây tăng hoặc xuất hiện những triệu chứng ngoại tháp, đôi khi kết hợp với cảm giác trầm cảm trong điều trị kéo dài.

Tương tác với thuốc khác, các dạng tương tác khác

* Cinarizin: Rượu (chất ức chế hệ thần kinh trung ương), thuốc chống trầm cảm ba vòng: Sử dụng đồng thời với cinarizin có thể làm tăng tác dụng an thần của mỗi thuốc nêu trên hoặc của cinarizin.

* Piracetam: Vẫn có thể tiếp tục phương pháp điều trị kinh điển nghiện rượu (các vitamin và thuốc an thần) trong trường hợp người bệnh bị thiếu vitamin hoặc kích động mạnh. Đã có một trường hợp có tương tác giữa piracetam và tinh chất tuyến giáp khi dùng đồng thời: Lú lẫn, bị kích thích và rối loạn giấc ngủ.

Ở một người bệnh thời gian prothrombin đã được ổn định bằng warfarin lại tăng lên khi dùng piracetam.

Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú

Thuốc không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.

Ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc

Cinarizin có thể gây ngủ gà, đặc biệt lúc khởi đầu điều trị. Nên không dùng thuốc trong trường hợp này

Hình ảnh tham khảo

Mezatam
Mezatam

Nguồn tham khảo

Drugbank

Bài viết Thuốc Mezatam: Liều dùng & lưu ý, hướng dẫn sử dụng, tác dụng phụ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Medplus.vn.



from Thuốc A-Z – Medplus.vn https://ift.tt/35UbTxX
via gqrds

Nhận xét