Quán Chúng – Dược Liệu thanh nhiệt, giải độc hiệu quả

Theo tài liệu cổ: Quán Chúng là vị đắng, hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, tán ứ, cầm máu, giải độc, sát trùng, dự phòng bệnh thời khí. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !

quan-chung-duọc-lieu-thanh-nhiet-giai-doc-hieu-qua
quan-chung-duọc-lieu-thanh-nhiet-giai-doc-hieu-qua

Thông tin cơ bản

1. Thông tin khoa học:

  • Tên Tiếng Việt: Quán chúng
  • Tên khoa học: Cyrtomium fortunei J.Sm.
  • Họ: Họ Dương Xỉ (Polypodiaceae)

2. Mô tả và Nguồn gốc Cây

a. Nguồn gốc

  • Quán chúng là một vị thuốc tương đối hay dùng trong đông y. Tuy nhiên nguồn gốc rất phức tạp và chưa thống nhất. Trước đây căn cứ vào các tài liệu của Trung Quốc, ta thường xác định quán chúng là thân rễ của cây Cyrtomium fortunei J.Sm (họ Polypodiaceae).
  • Theo A.Petelot (1954, Les planes medicinales du 319) thì cây này có ở Việt Nam. Tại nhiều vùng nhân dân ta dùng thân rễ của nhiều loài quyết khác nhau tên khoa học chưa được ai xác định chính xác.
  • Năm 1961 tại Trung Quốc (1961-Trung dược trí I) các tác giả có báo cáo đã điều tra nguồn gốc quán chúng tại nhiều vùng ở Trung Quốc (Đông Bắc, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến..) nhưng chưa hề thấy ở đâu dùng thân rễ cây Cyrtomium fortunei J. Sm như thường ghi trong nhiều tài liệu trước.
  • Chúng tôi giới thiệu tóm tắt một số tài liệu về nguồn gốc và công dụng của vị quán chúng để chúng ta tham khảo và nghiên cứu để chỉnh lý lại trên cơ sở thực tế sử dụng ở Việt Nam ta.
  • Quán là xâu, chuỗi: chúng là nhiều, vì vị quán chúng trông giống như nhiều cành xâu vào gốc cây nên đặt tên như vậy.
  • Trong sách vở người ta mô tả, quán chúng là một thứ cây mọc ở khe núi, hình giống đuôi chim chả, da đen thịt đỏ.

B. Mô tả

  • Cây thảo sống nhiều năm, cao 30-70cm. Thân rễ có nhiều vẩy màu nâu phủ kín, mang lá lược tập trung thành tán; mỗi lá lược có phiến kép hình lông chim, lá dài 15-30cm, gồm 21-30 lá lông chim mọc so le, hình lưỡi hái, mép khía răng cưa, mặt dưới lá rải rác 3-4 hàng ổ túi bào tử; áo của ổ túi hình khiên; bào tử hình trái xoan, màu vàng nâu.

3. Phân bố, thu hái và chế biến

Phân bố

  • Như trên đã nói, do nguồn gốc hỗn loạn cho nên sự phân bổ của cây nào đã giới thiệu ngay ở phần nguồn gốc.
  • Loài phân bố ở Trung Quốc và Nam Trung Quốc, Nhật Bản. Ở nước ta, cây mọc hoang ở rừng núi Lạng Sơn, Yên Bái… Ðào thân rễ về, rửa sạch, bỏ vỏ ngoài, thái miếng phơi khô.

Thu hoạch

  • mùa hè, mùa thu

Bộ phận dùng

  • Thân rễ – Rhizoma Cyrtomii Fortunei, thường gọi là Quán chúng.
  • Thân rễ (vẫn gọi là củ). củ to khô ngoài nâu đen, trong nâu vàng, sạch bẹ, không mốc là tốt.

Chế biến

  • Đào lấy thân rễ, rửa sạch đất cát, cắt bỏ phần trên mặt đất, rễ con, rồi phơi hay sấy khô là được.
  • Khi dùng ngâm nước cho mềm rồi thái mỏng sắc uống hay tán bột.
  • Có khi sao cháy đen mới dùng.

Công dụng và tác dụng chính

A. Thành phần hoá học

  • Do nguồn gốc hỗn loạn cho nên thành phần hóa học cần xác minh lại. Theo Dược học tạp chí (Nhật 39; 905, 1920) trong Đông bắc quán chúng có filixin, filmaron C47H56O16, albaspidin C25H38O8. Filixin thủy phân sẽ cho axit filixic C35H40O12 và aspidinola C12H16O4, ngoài ra còn có axit filmaric chất béo.

B. Tác dụng dược lý

  • Chưa có tài liệu nghiên cứu tại Việt Nam

C. Công dụng, tính vị và liều dùng

Tính vị

  • Quán chúng là một vị thuốc kinh nghiệm nhân dân. Tính chất theo tài liệu cổ của quán chúng là vị đắng, hơi hàn, có tác dụng thanh nhiệt, hoạt huyết, tán ứ, cầm máu, giải độc, sát trùng, dự phòng bệnh thời khí.

Công Dụng

  • Dùng trong những bệnh trừ tà nhiệt, chất độc chứa trong bụng, phá trưng hà (hòn khối trong bụng), trị bạch thốn trùng (sán).
  • Còn dùng làm thuốc sát trùng, chữa băng đới, thuốc phụ khoa.
  • Coi vậy ta thấy một loài quán chúng có tác dụng tẩy sán như loài dương xỉ đực, trong tây y (dương xỉ đực Aspidium filix-mas Roth, thuộc họ Tàm kiển-Polypodiaceae.
  • Trong dương xỉ đực có chất tanin-axit filicotannic, chất béo, chất sáp, nhựa, tinh dầu, filixin, filmaron).

Lưu Ý

  • những người tỳ hư, vị hàn không thực nhiệt không được dùng.

Liều dùng

  • Liều dùng của quán chúng: ngày dùng 6-12g

Bài thuốc sử dụng

1/ Chữa băng huyết

  • quán chúng 20g sắc với rượu mà uống.

2/ Xích bạch đới lâu ngày không khỏi, sau khi để mất máu nhiều

  • một củ quán chúng để nguyên, tẩm dấm cho ướt, nướng thơm để nguội tán nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 6g, dùng rượu mà chiêu thuốc.

3/ Phòng bệnh

  • trong mùa ôn dịch người ta thường cho quán chúng vào bể nước ăn cho khỏi độc (theo Hoàng cung Tú-Bản thái cương mục của Lý Thời Trân).

4/ Chữa lỵ

  • quán chúng sao vàng tán bột, kim ngân hoa, sao vàng tán bột, mỗi vị 20g, cam thảo bột 10g. Trộn đều, mỗi lần uống 1-2g, ngày uống 3-4 lần (kinh nghiệm của Diệp Quyết Tuyền).

5/ Trị phòng bệnh cảm cúm (khi có dịch hoặc mùa bệnh cảm cúm):

  • Quán chúng 14g, Cam thảo 8g, Kinh giới 12g, Tử tô 12g. Sắc uống nóng ngày 1 thang, 3 ngày liền. Nếu nữa tháng sau dịch bệnh vẫn còn, uống tiếp 3 ngày. (Quán Chúng Thang – Nghiệp Phương).

6/ Trị thận bị lao nhiệt, chân tay sưng cấp:

  • Quán chúng, Can tất, Ngô thù du, Hòe bạch bì, Duyên phấn, Vô di, Hạnh nhân, tán nhỏ, Ngày uống 10-12g/ 3 lần với nước sôi vào lúc đói. (Quán Chúng Tán ).

 Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo
Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Bài viết Quán Chúng – Dược Liệu thanh nhiệt, giải độc hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Medplus.vn.



from Thuốc A-Z – Medplus.vn https://ift.tt/3hNpBsv
via gqrds

Nhận xét