Cây Nhàu – Vị dược liệu Đa Năng với công dụng trị Bá Bệnh

Cây Nhàu luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Nhàu, Cây ngao, Nhàu rừng

Tên khoa học: Morinda citrifolia L.

Họ: Rubiaceae (Cà phê)

1. Đặc điểm dược liệu

Nhàu là cây thân gỗ nhỏ, chiều cao trung bình từ 6 – 8m. Cây có thân nhẵn và phân chia thành nhiều cành to. Lá mọc đối xứng, phiến lá có hình bầu dục, nhọn ở 2 đầu, lá rộng 5 – 7cm, dài 12 – 15cm.

Hoa mọc ở cuống lá hoặc ngọn cành và có màu trắng. Quả có hình trứng, mặt ngoài xù xì, có màu xanh lục khi non và chuyển sang màu trắng hồng khi chín và dài khoảng 5 – 7cm. Bên trong quả có nhân cứng ở giữa, thịt mềm, trắng và thơm. Cây nhàu ra hoa vào tháng 1 – 2 và sai quả vào tháng 7 – 8 hằng năm.

2. Bộ phận sử dụng

Lá, vỏ thân, rễ và quả nhàu được sử dụng để làm thuốc. Ngoài ra quả nhàu còn được nhân dân dùng ăn như một loại trái cây thông thường.

3. Phân bố

Cây nhàu mọc hoang tại vùng Tây Ấn, Đông Nam Á và Đông Polynesia. Ở nước ta, loài thực vật này mọc nhiều ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ như Quảng Bình, Quảng Trị, An Giang, Bình Dương,…

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái rễ, vỏ và lá quanh năm. Quả thu hái theo mùa. Hầu hết các bộ phận của cây nhàu đều được dùng tươi, riêng rễ đem sấy hoặc phơi khô để dùng dần.

5. Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

  • Quả nhàu có vị hăng, cay và nồng, tính mát.
  • Rễ có vị chát, tính bình.

2. Thành phần hóa học

Rễ, vỏ và trái nhầu chứa một số thành phần hóa học như sterol, anthraquinonie, coumarin, alkaloids, proxeronine, polysaccharide,… Ngoài ra quả còn chứa chất xơ, tinh bột, vitamin C, vitamin A, B1, B6, B12 và một số khoáng chất như Kali, Natri, Sắt và Canxi.

3. Tác dụng dược liệu

– Tác dụng của quả nhàu theo Đông Y

  • Lá nhàu có tác dụng trị mụn nhọt, làm thuốc bổ và chữa chứng lỵ.
  • Quả nhàu có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa và giảm ho.
  • Rễ nhàu giảm đau nhức xương khớp, chỉ thống, điều kinh, hoạt huyết và được nhân dân sử dụng để nhuộm đỏ vải quần áo.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

  • Các nghiên cứu được thực hiện từ năm 1990 đến nay cho thấy, quả nhàu có tác dụng điều trị béo phì, cao huyết áp, tiểu đường, suy nhược, bệnh tim, đau nhức,…
  • Nước ép từ quả nhàu không chứa độc và có tác dụng cải thiện cơn đau do các bệnh mãn tính như viêm khớp, bệnh tim, ung thư,…
  • Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, hợp chất proxeronine trong trái nhàu có tác dụng thúc đẩy tế bào trong cơ thể chống lại nhiễm trùng và giảm đau.
  • Cây nhàu có tác dụng hạ huyết áp, an thần kinh giao cảm, lợi tiểu nhẹ và nhuận tràng.
  • Quả nhàu chứa thành phần oxy hóa mạnh mẽ có tác dụng kích thích tiêu hóa và tăng khả năng hấp thu khoáng chất, vitamin,… Ngoài ra các chất chống oxy hóa còn có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do có hại.
  • Nước ép từ quả nhàu có tác dụng sản xuất tế bào T – có vai trò tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
  • Một số nghiên cứu cho thấy, cây nhàu có tác dụng chống viêm đối với một số bệnh lý xương khớp như hội chứng ống cổ tay và bệnh viêm khớp mãn tính.
  • Ngoài ra, quả nhàu còn có tác dụng giảm vết sưng do bỏng hoặc do chấn thương.
  • Dịch chiết từ quả nhàu có chứa Damnacanthal có tác dụng ức chế tế bào ác tính, từ đó làm giảm máu đến khối u và thu nhỏ kích thước khối u ác tính.
  • Bên cạnh đó, dịch chiết từ dược liệu còn có tác dụng ức chế quá trình tiết dịch ở niêm mạc tá tràng và dạ dày. Vì vậy quả nhàu còn được sử dụng trong quá trình điều trị trào ngược acid dạ dày, viêm dạ dày,…

4. Quả nhàu chữa bệnh gì?

Hiện nay quả nhàu được sử dụng để chữa các bệnh lý như:

  • Băng huyết
  • Hen suyễn, viêm phế quản, cảm mạo
  • Tiểu đường
  • Nhức mỏi xương khớp
  • Cao huyết áp

Ngoài ra cây nhàu còn được sử dụng để làm thuốc bổ máu cho phụ nữ sau khi sinh.

5. Cách dùng – liều lượng

Rễ, vỏ, lá và quả nhàu được sử dụng ở dạng đắp ngoài, sắc uống hoặc ngâm rượu.

Liều dùng tham khảo:

  • Lá tươi: 8 – 20g/ ngày
  • Rễ khô: 20 – 30g/ ngày

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc trị mụn nhọt ngoài da

  • Chuẩn bị: Vài lá nhàu tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch, để ráo nước và giã nát rồi đắp lên mụn nhọt. Thực hiện cho đến khi nhọt vỡ và da liền lại.

2. Bài thuốc trị chứng đau lưng do thận hư yếu

  • Chuẩn bị: Rau ngót, rễ ngà voi, tầm gửi cây dâu (tang ký sinh), cối xay, đậu săng, dây gùi và ngó bần mỗi vị 8g, ngũ trảo và rễ nhàu mỗi vị 12g.
  • Thực hiện: Sắc với 500ml nước với lửa nhỏ cho đến khi còn 250ml. Mỗi lần dùng 125ml, ngày dùng 2 lần. Nên uống khi thuốc còn nóng.

3. Bài thuốc chữa chứng rối loạn kinh nguyệt ở bệnh nhân cao huyết áp

  • Chuẩn bị: Ích mẫu 20g, hương phụ (củ gấu) tẩm giấm sao 12g, quả nhàu 20g, cam thảo dây 6g.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch dược liệu và sắc với nước, chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Sắc mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi.

4. Bài thuốc chữa huyết áp cao

  • Chuẩn bị: Rễ nhàu 30 – 40g.
  • Thực hiện: Sắc với nhiều nước và dùng uống thay nước chè. Thực hiện liên tục trong vòng 14 ngày sẽ nhận thấy huyết áp giảm đáng kể. Sau đó nên gia giảm liều và dùng duy trì trong 2 – 3 tháng.

5. Bài thuốc trị cảm sốt, tiêu chảy và lỵ

  • Chuẩn bị: Lá nhàu tươi 3 – 6 lá.
  • Thực hiện: Rửa sạch rồi đem sắc với 500ml nước còn lại 200ml. Mỗi lần uống 100ml, ngày dùng 2 lần. Áp dụng bài thuốc liên tục trong vòng 2 – 5 ngày.

6. Bài thuốc chữa chứng huyết áp ở bệnh nhân bị cao huyết áp

  • Chuẩn bị: Quả nhàu chín.
  • Thực hiện: Dùng ăn với muối vài lần sẽ đại tiện dễ dàng.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

Hiện tại chưa có ghi nhận về các tác dụng phụ khi sử dụng quả nhàu và nước ép nhàu với liều lượng cao. Tuy nhiên theo các chuyên gia khuyến cáo, bạn chỉ nên sử dụng với liều lượng như sau:

  • Người trẻ và người có thể trạng khỏe mạnh: Dùng 30ml/ ngày.
  • Người đang bị chấn thương hoặc mới thực hiện phẫu thuật: Dùng 180 – 240ml/ ngày trong ngày đầu tiên, sau đó duy trì 90 – 120ml/ ngày.
  • Người cao tuổi muốn bồi bổ sức khỏe nên dùng 60ml/ ngày, chia thành 2 lần uống (sáng và chiều tối).
  • Người sử dụng nước ép nhàu để chữa bệnh, dùng 160ml/ ngày trong tháng đầu tiên. Sau đó điều chỉnh liều lượng tùy theo mức độ đáp ứng.
  • Người mắc các bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường và ung thư, sử dụng 180 – 240ml/ ngày.
  • Các trường hợp mắc bệnh đe dọa trực tiếp đến tính mạnh, sử dụng 480 – 600ml/ ngày.

Lưu ý – Kiêng kỵ khi sử dụng cây nhàu

  • Không dùng dược liệu cho người có huyết áp thấp.
  • Nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu đang sử dụng thuốc hạ áp.
  • Nhàu có tác dụng thông kinh hoạt huyết nên không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai.
  • Thận trọng khi dùng bài thuốc và nước ép nhàu cho bệnh nhân bị viêm thận.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

Bài viết Cây Nhàu – Vị dược liệu Đa Năng với công dụng trị Bá Bệnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Medplus.vn.



source https://songkhoe.medplus.vn/cay-nhau-vi-duoc-lieu-da-nang-voi-cong-dung-tri-ba-benh/

Nhận xét