Cây Muối – Khắc Tinh của bệnh Suy Thận , Thuỷ Thũng

Cây Muối luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Muối, Ngũ bội tử, Diêm phù mộc, Bầu bí, Chu môi, Đìu khụi, Bơ pật (Thái), Mạy piệt (Tày), Dã sơn, Sơn bút

Tên khoa học: Rhus chinensis Mill.

Tên đồng nghĩa: Rhus semialata Murr.

Họ: Anacardiaceae (Đào lộn hột)

1. Đặc điểm dược liệu

  • Cây nhỡ, cao 2 – 8m. Cành non có lông mềm màu hung. Lá kép lông chim lẻ, mọc so le, dài 25 – 40 cm, có 9 – 13 lá chét mỏng, hình mũi mác, dài 8-10 cm, rộng 4 – 6 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, mặt trên sỉn, mặt dưới nhạt, gân nổi rõ, mép khía răng; cuống lá hình trụ, có cánh nhiều hay ít. Lá thường bị một loại côn trùng châm và ấu trùng sâu gây nên những bướu sần sùi, to nhỏ không đều.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá gần ngọn thành chùy rộng, phân nhiều nhánh; hoa nhỏ, màu trắng ngà; dài hợp có lông; tràng có cánh thuôn dài gấp 3 lần dài; nhị có chỉ nhị dài.
  • Quả hạch, gần tròn, có lông mềm, màu vàng cam hoặc đỏ.
  • Mùa hoa quả: tháng 10-1.

2. Thu hái phân bố cây muối

Cây muối có nguồn gốc từ Nhật Bản, Trung Quốc và Malaysia. Ở nước ta, cây thường mọc thành các bụi, mọc hoang dại ở các đồi núi. Thường được thấy ở các tỉnh như Gia Lai, Lâm Đồng,…

Cây thường được thu hái phần rễ để làm thuốc. Thường thu hoạch vào mùa hè, đầu mùa thu. Phần dược liệu thường được đem đi phơi khô, sau đó đóng gói bảo quản, tránh mối mọt.

3. Bộ phận dùng

Cả rễ lá quả của cây đều có thể được dùng làm vị thuốc. Tuy nhiên ngũ bội tử – tức những nốt dài ở trên cuống lá và cành do ấu trùng của sâu Schlechtendalia chinensis gây ra là được dùng phổ biến nhất.

4. Bảo quản

Phần dược liệu đã được phơi khô cần bảo quản ở trong túi kín và để nơi thoáng mát để tránh ẩm mốc hay mối mọt.

Công dụng và Liều dùng

1. Tính vị

Phần ngũ bội tử có vị chát, hơi chua và tính bình. Còn phần rễ và lá thì lại có vị mặn và tính mát.

2. Thành phần dược liệu

Cây muối chứa nhiều các chất như axit gallic, tannin, đây là các chất chống viêm vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, còn có những thành phần quan trọng như: flavon, phenol, acid citric, betulenic…

3. Tác dụng dược lý của dược liệu

Tác dụng của cây muối đặc biệt tốt trong việc điều trị bệnh khi kết hợp với một số vị thuốc khác. Nó được sử dụng độc vị, hoặc dùng chung với cây nổ, quýt gai, cây phèn đen để tạo nên bài thuốc điều trị thận hư. Rất nhiều bệnh nhân đã dùng bài thuốc từ cây muối và khỏi bệnh.

  • Cây muối có tác dụng giúp điều trị suy thận, thận yếu và các bệnh liên quan đến thận.
  • Điều trị tiêu chảy ra máu
  • chữa ho lâu ngày, thổ huyết
  • Cây muối có tác dụng giảm đau răng.
  • Tác dụng điều trị bệnh phù thũng.

4. Cách dùng – liều lượng

Tùy thuộc vào từng bài thuốc và mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu cây muối bằng cách sắc lấy nước uống hay dùng đắp ngoài da. Liều lượng được khuyến cáo là khoảng từ 15 – 60g/ngày, có thể điều chỉnh khi kết hợp với các vị thuốc khác vào bài thuốc cụ thể.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc trị bệnh thận hư, thận ứ nước

  • Chuẩn bị: 20g cây muối, 20g cây nổ, 20g cây mực, 20g cây quýt gai.
  • Thực hiện: Các vị thuốc trên đem cho vào ấm sắc chung với khoảng 800ml nước trên lửa nhỏ. Tắt bếp khi lượng thuốc còn 300ml. Chia làm 3 lần uống trong ngày khi thuốc còn ấm nóng. Sử dụng với liều lượng 1 thang mỗi ngày.

2. Bài thuốc chữa bệnh suy thận

Dùng khoảng 10 gam cây muối, 10 gam cây nổ, 10 gam cây mực và 10 gam cây quýt gai. Đem các nguyên liệu trên tán thành bột mịn, sau đó đem hòa chung với khoảng nửa lít nước. đem đun trên lửa nhỏ, đến khi còn 1 nửa mực nước đó thì giữ lại. Chia làm 3 phần uống trong ngày.

3. Bài thuốc trị bệnh thủy thũng

DÙng khoảng 5 -10 gam vỏ phần rễ cây muối. Cho các nguyên liệu vào nồi ấm, đổ thêm khoảng 1 thăng nước vào sắc chung với nước trên lửa nhỏ. Ngưng sắc khi nước còn khoảng 1 nửa phân còn lại. Chia thuộc thành nhiều liều uống trong 1 ngày.

4. Bài thuốc chữa kiết lỵ ra máu lâu ngày

  • Chuẩn bị: 40g ngũ bội tử, 20g phèn phi 5 đồng cân.
  • Thực hiện: Các nguyên liệu trên đem tán thành bột rồi tiến hành viên với hồ. Mỗi lần dùng khoảng 2 – 8g với tần suất 2 – 3 lần/ngày và uống chung với nước cơm.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

1. Đối tượng sử dụng cây muối

  • Bệnh nhân suy thận, thận hư.
  • Người bị bí tiểu, tiểu rắt, khó tiểu.
  • Người bị rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu, tiêu chảy.
  • Người bị rắn độc cắn, mụn nhọt độc.
  • Người nóng trong người, thường xuyên phải sử dụng rượu bia.
  • Bệnh nhân phù thũng, ứ huyết.
  • Người mắc các chứng mẩn ngứa ngoài da, ra mồ hôi trộm.
  • Bệnh nhân phong thấp, đau nhức xương khớp.
  • Người bình thường nên sử dụng để thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, mát gan.

2. Lưu ý

Cây muối mặc dù được cho là có công dụng trị bệnh rất tốt nhưng bạn cần thận trọng trước khi áp dụng các bài thuốc từ dược liệu này. Bởi có một số bài thuốc vẫn chưa được kiểm chứng rõ ràng về tính hiệu quả. Tốt nhất nên tham khảo kỹ ý kiến thầy thuốc trước khi chữa bệnh bằng cây muối.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Bài viết Cây Muối – Khắc Tinh của bệnh Suy Thận , Thuỷ Thũng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Medplus.vn.



from Thuốc A-Z – Medplus.vn https://ift.tt/3cKfCms
via gqrds

Nhận xét