Cây Nổ và TOP các bài thuốc chữa Tiểu Đường, Cao Huyết Áp hiệu quả

Cây Nổ  luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Mác tên (Tày), Co cáng pa (Thái), Nổ

Tên khoa học: Flueggea virosa (Roxb. ex Willd.) Royle.

Tên đồng nghĩa: Securinega virosa (Willd.) Pax.

Họ: Euphorbiaceae (Thầu dầu)

1. Đặc điểm dược liệu

Sâm tanh tách là loài thực vật nhỏ, chiều cao trung bình khoảng 20 – 50cm, chỉ một số cây cao đến 80cm. Thân cây nhỏ, vuông, có màu lục pha tím đỏ và được phủ lông nhỏ. Lá có hình bầu dục, mọc đối xứng, mép lá có rìa lông cứng và mặt trên được bao phủ một lớp lông thưa. Rễ mọc thành củ, màu vàng nâu và có hình dạng tròn dài.

Hoa mọc ở ngọn hoặc ở nách lá, hoa lớn, có khoảng 5 cánh, màu xanh tím. Quả nang, có màu nâu đen khi chín. Quả thường “nổ” bắn ra hạt đen, dẹt khi tiếp xúc với nước. Chính vì vậy mà còn được gọi là cây quả nổ hoặc cây nổ.

Cây ra hoa vào tháng 6 – 7 và sai quả vào tháng 8 – 10 hằng năm.

2. Bộ phận dùng

Toàn bộ cây.

3. Phân bố

Cây nổ là thực vật có nguồn gốc từ các nước châu Mỹ có khí hậu nhiệt đới. Hiện tại cây đã được di thực vào nước ta. Sâm tanh tách thường mọc hoang ở bìa rừng, ven đường hoặc có thể được trồng để làm cảnh.

4. Thu hái – sơ chế

Cây được thu hái quanh năm, sau khi hái về thường được dùng tươi hoặc phơi khô. Rễ của cây là bộ phận được dùng nhiều nhất.

5. Bảo quản

Nơi khô ráo.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hoá học:

Các nhà khoa học đã nghiên cứu và công bố thành phần hóa học của cây nổ bao gồm các dược chất và khoáng chất như glicin, leucine, valin, tirosin. Ngoài ra, trong củ của cây còn chứa campesterol, stigmasterol, lupeol, sitostrerol, hentriacontan.

2. Tác dụng dược lý của dược liệu

Theo y học cổ truyền, cây quả nổ có vị đắng, hơi cay, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu,…

Theo Đông y, hạt nổ được dùng bên ngoài để trị vết rạn, nứt nẻ da và mụn nhọt. Rễ tán bọt mịn để dùng làm thuốc bổ, trị viêm loét dạ dày, tá tràng, sỏi thận, sỏi bàng quang. Ngoài ra, rễ còn có khả năng hỗ trợ để điều trị tiểu đường, đau nhức răng, cảm mạo và huyết áp cao.

3. Công dụng của cây nổ ít người biết

  • Cây tanh tách có công dụng điều trị bệnh thân hư, thận yếu
  • Cây sâm đất tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, mát gan
  • Cây trái nổ tác dụng long đờm, lợi tiểu, nhuận tràng
  • Công dụng của cây nổ giúp bồi bổ cơ thể, chống suy nhược, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi
  • Cây nổ có tác dụng điều trị ra mồ hôi trộm, ho khan, hen suyễn
  • Cây thuốc nổ hỗ trợ điều trị kinh nguyệt không đều ở phụ nữ, đái dầm ở trẻ nhỏ
  • Tác dụng của rễ cây sâm đất điều trị mụn nhọt, lở loét
  • Cây nổ sâm đất tác dụng điều trị các bệnh liên quan đến xương khớp, viêm khớp, giảm viêm sung, giảm đau rất hiệu quả
  • Cây sâm đất chống rối loạn tiêu hóa, kích thích tiêu hóa
  • Rễ cây nổ có công dụng điều trị bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang
  • Cây quả nổ điều trị bệnh tiểu đường, cao huyết áp.

4. Cách dùng – liều lượng

Cây quả nổ thường được dùng ở ngoài da và dùng ở dạng thuốc sắc. Liều dùng trung bình từ 10 – 25g dược liệu khô/ ngày.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc chữa tiểu đường type 2

  • Chuẩn bị: Toàn cây khô 25g hoặc dược liệu tươi 75g.
  • Thực hiện: Sắc uống và chia thành nhiều lần uống trong ngày.

2. Bài thuốc chữa chứng cao huyết áp

  • Chuẩn bị: 12 hoa tươi hoặc khô đều được.
  • Thực hiện: Thêm nước vào và sắc uống hằng ngày

3. Bài thuốc hỗ trợ điều trị thận hư suy

  • Chuẩn bị: Cây muối, cây mực, sâm tanh tách và cây quýt gai, mỗi thứ 20g.
  • Thực hiện: Đem các dược liệu phơi khô, sau đó sắc với 1.5l nước còn lại 700ml. Chia nước sắc thành nhiều lần uống và dùng hết trong ngày. Dùng bài thuốc liên tục trong vòng 30 ngày để nhận thấy cải thiện.

4. Bài thuốc trị bệnh sỏi thận

  • Chuẩn bị: Cây dứa dại và rễ cỏ tranh mỗi thứ 15g, kim tiền thảo và cây nổ mỗi vị 20g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 1.5l nước, còn lại khoảng 1l, đem chia thành nhiều lần uống trong ngày.

5. Bài thuốc sử dụng cây nổ chữa viêm đường tiết niệu

– Chuẩn bị: Dùng 25g hoặc 35g cây nổ khô

– Thực hiện: Sắc lấy nước để riêng, dùng thêm 20g cây nổ đem tán bột mịn, uống thuốc đã sắc cùng với thuốc bột đã tán vào sáng sớm ngay sau khi thức dậy.

6. Cách chữa chứng viêm lợi, gây đau nhức răng từ cây trái nổ

– Chuẩn bị: Rễ cây nổ

– Thực hiện: Dùng rễ cây nổ sắc lấy nước đặc, dùng nước đã sắc ngậm súc miệng vào mỗi buổi sáng và buổi tối mỗi ngày.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

1. Đối tượng sử dụng cây nổ

  • Người bị bệnh thận, thận yếu, thận hư, sỏi thận
  • Người bị bệnh đau lưng, phù chân tay do thận hư
  • Người nóng trong người, thường xuyên sử dụng rượu bia
  • Bệnh nhân nhuận tràng
  • Người bị suy nhược cơ thể, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi
  • Bệnh nhân hen suyễn, ho khan, hay ra mồ hôi trộm
  • Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều, trẻ nhỏ đái dầm
  • Người bị mụn nhọt, lở loét
  • Bệnh nhân viêm khớp
  • Bệnh nhân sỏi thận, tiểu đường, cao huyết áp
  • Người bị rối loạn tiêu hóa

2. Đối tượng không nên sử dụng cây nổ

Phụ nữ có thai, người huyết áp thấp không nên sử dụng.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Bài viết Cây Nổ và TOP các bài thuốc chữa Tiểu Đường, Cao Huyết Áp hiệu quả đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Medplus.vn.



source https://songkhoe.medplus.vn/cay-no-va-top-cac-bai-thuoc-chua-tieu-duong-cao-huyet-ap-hieu-qua/

Nhận xét