16- củ cải

Củ Cải luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Cải củ, La bạc, Lai phục, Rau lú bú, Phiắc slổm, Lào fặc (Tày), Lày pạ (Dao)

Tên khoa học: Raphanus sativus L. var. longipinnatus Bailey.

Họ: Brassicaceae (Cải)

1. Đặc điểm dược liệu

Cải củ vừa là vị thuốc nam vừa là loại rau quen thuộc với người Việt. Đây là loại thực vật thân thảo, sống hằng năm, rễ có dạng củ, màu trắng, vỏ mỏng, vị cay nồng, hình trụ dài, có thể dài 20 – 40cm.

Lá mọc từ củ, tỏa ra xung quanh, cuống lá dài. Phiến lá hình mũi mác, màu xanh lục, có đường gân chính chạy giữa phiến lá. Hoa mọc thành chùm, màu hơi tím hồng hoặc có màu trắng.

Quả có hình trụ, thắt ở giữa các hạt, các hạt xếp lại thành chuỗi tràng hạt. Cây nở hoa vào tháng 4 – 7 và cho quả từ tháng 6 – 9 hằng năm.

2. Bộ phận dùng

Củ, lá, rễ và hạt được dùng để làm dược liệu. Chọn thứ hạt dẹp, có hình tròn, rộng khoảng 2 – 3mm, dài 2.5 – 4mm, có màu nâu đen hoặc nâu đỏ. Hạt cải củ được gọi là La bặc tử/ Lai phục tử, củ cải được gọi là Bặc căn.

3. Phân bố

Củ cải có nguồn gốc từ Ai Cập và Trung Quốc. Hiện nay loài thực vật này được trồng ở nhiều nước như Thái Lan, Việt Nam, Lào và một số nước châu Âu.

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái vào mùa hè – thu khi quả đã già. Hái cả cây về, sau đó phơi khô và đập lấy hạt. Đem bỏ vỏ, tạp chất và phơi cho khô hoàn toàn, để dùng dần.

5. Bảo quản

Nơi khô ráo và thoáng mát.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Củ cải tươi có chứa Pentosan, Arginin, Cholin, Diastase, Oxydase catalase, Oxalic acid, Glucose, Adenin, Histidin, Trigonellin, Glucosidase, Allyl isothiocyanat, vitamin C, B, A,… Hạt có chứa oleic acid, Linoleic acid, Raphanin, Oleic acid, Erucic acid, dầu béo,… Rễ chứa Methyl mercapten và glucosid enzyme.

2. Tính vị

  • Hạt có vị cay, ngọt, tính bình và mùi thơm.
  • Củ có vị ngọt, hơi cay, đắng, không độc và tính bình.
  • Lá cũng có vị đắng, cay, tính bình.

3. Qui kinh

Quy vào kinh Phế, Vị, Tỳ.

4. Tác dụng dược lý

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

  • Hoa, hạt, củ và lá cây có đặc tính kháng khuẩn đối với vi khuẩn gram dương.
  • Thực nghiệm trên cho nhận thấy, nước ép từ củ cải có tác dụng tăng tiết mật và bài tiết niệu.
  • Chế phẩm từ dược liệu có khả năng làm tăng mức độ dung nạp của cơ thể đối với carbon hydrate.
  • Hoạt chất Raphanin trong lai phục tử có tác dụng ức chế E. coli, Streptococcus pneumoniae, Staphylococcus aureus,…
  • Nước sắc từ hạt cải củ có khả năng ức chế nhiều loại nấm gây bệnh trên da.
  • Hoạt chất Raphanin trong hạt của cây có thể làm giảm độc tố của vi khuẩn bạch hầu và uốn ván.
  • Nước sắc từ la bặc tử có tác dụng hạ huyết áp từ từ nhưng rõ rệt và kéo dài.

– Theo Đông Y

  • Củ cải khô làm long đờm, củ cải tươi có tác dụng trừ viêm, tiêu huyết ứ, trừ lỵ, kích thích vị giác, chống còi xương, sát khuẩn, lọc gan, lọc thận, tiêu tích, lợi tiểu, trừ lỵ, chống hoại huyết.
  • Hạt có tác dụng tiêu thực, lợi đại tiểu tiện, thổ phong đờm, khoan hung cách, hạ khí, công kiên tích,…
  • Nhựa của lá có tác dụng nhuận tràng và lợi tiểu. Lá có tác dụng tiêu tích, nhuận tràng, trừ hen suyễn, tiêu đờm, thông khí và lợi tiểu.
  • Chủ trị chứng ban sởi, lở ngứa, lỵ, ho suyễn có đờm, khí trệ gây đau, bụng đầy trướng. Ngoài củ cải còn được dùng để trị thiếu khoáng, ăn uống không ngon miệng, viêm khớp, sỏi mật và các bệnh về đường hô hấp.

5. Cách dùng – liều lượng

Dùng lá và củ không quy định về liều. Riêng dùng la bặc tử, chỉ nên sử dụng từ 6 – 10g/ ngày. Có thể dùng dược liệu ở dạng tán bột, sắc nước hoặc dùng ngoài.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc chữa viêm phế quản mãn tính ở người già

  • Cách 1: Tử tô (hạt tía tô) và la bặc tử sao mỗi thứ 12g. Đem sắc uống hằng ngày.
  • Cách 2: Chuẩn bị củ cải 60g và bì sứa 120g, đổ nước, thêm gia vị và hầm cho nhừ. Chia thành 2 lần ăn và dùng hết trong ngày.

2. Bài thuốc trị loét miệng, nôn ói, mất tiếng và khản giọng

  • Chuẩn bị: Gừng tươi và củ cải tươi, liều lượng tùy ý.
  • Thực hiện: Đem ép lấy nước, dùng uống nhiều lần trong ngày. Có thể phối hợp với nước giá đậu xanh để tăng tác dụng.

3. Bài thuốc trị cảm sốt, ho, nhiều đờm, hen suyễn và viêm khí phế quản mãn tính

  • Chuẩn bị: Củ cải luộc chín 500g.
  • Thực hiện: Dùng ép lấy nước, thêm đường phèn, khuấy cho tan và uống, ngày dùng 1 lần.

4. Bài thuốc chữa lỵ, đau khi đại tiện

  • Chuẩn bị: Tỏi 1 củ và hạt cải củ 12g.
  • Thực hiện: Đem tỏi giã nát lấy nước, hạt cải củ nghiền nát. Dùng thuốc bột và nước tỏi cùng với nước ấm.

5. Bài thuốc chữa đại tiện ra máu do uống rượu nhiều hoặc do bệnh trĩ

  • Chuẩn bị: Củ cải (cả cuống và lá) 20 củ.
  • Thực hiện: Rửa sạch, thái lát và nấu cho chín nhừ, thêm bột gạo, ít giấm và vài lát gừng vào, đun cho sôi và để nguội, dùng ăn.

6. Bài thuốc trị đau do sỏi mật

  • Chuẩn bị: Củ cải tươi và mật ong.
  • Thực hiện: Rửa sạch củ cải, sau đó đem thái thành từng miếng dày. Cuối cùng tẩm với mật ong, đem sấy khô và dùng ăn trực tiếp.

7. Bài thuốc chữa cảm phong

  • Chuẩn bị: 1 thìa nước củ cải, 1 thìa tương đậu nành và 750ml nước.
  • Thực hiện: Trộn đều các nguyên liệu và uống thuốc khi nằm trên giường. Khi mồ hôi ra hết sẽ thấy bệnh thuyên giảm rõ rệt.

8. Bài thuốc chữa chứng nhiễm khói than bị ngất

  • Chuẩn bị: Lá củ cải hoặc củ cải tươi.
  • Thực hiện: Giã nát, vắt lấy nước và cho bệnh nhân uống.

9. Bài thuốc chữa bỏng

  • Chuẩn bị: Củ cải tươi
  • Thực hiện: Thái lát và đắp lên vùng da bị bỏng.

10. Bài thuốc chữa chứng phù nề

  • Cách 1: Dùng củ cải tươi ép lấy nước, sau đó thêm vào ít muối và nước. Đun sôi và uống, dùng mỗi ngày 1 lần.
  • Cách 2: Chuẩn bị 40 hạt củ cải, đem sắc uống hằng ngày.

11. Bài thuốc làm tiêu ung nhọt

  • Chuẩn bị: 1 ít la bặc tử
  • Chuẩn bị: Giã nát và thêm giấm vào, dùng bôi lên nhọt.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

  • Tránh nhầm lẫn la bặc tử với bạch giới tử (hạt của cây cải canh). Bạch giới tử có kích thước nhỏ nhưng vị cay hơn la bặc tử.
  • Không dùng hạt củ cải cho người sức yếu (khí hư), thể hao tổn khí, không bị đầy tích và đờm trệ đọng.
  • Nên hạn chế dùng củ cải cho người có tỳ vị hư hàn.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Bài viết 16- củ cải đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Medplus.vn.



from Thuốc A-Z – Medplus.vn https://ift.tt/2HJfZTf
via gqrds

Nhận xét