Dừa cạn – Từ hoa cảnh cho đến dược liệu “Thần kỳ”

Dừa Cạn luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Dừa cạn, Bông dừa, Hoa hải đằng, Trường xuân hoa, Phiắc pót đông (Tày)

Tên khoa học: Catharanthus roseus (L.) G. Don

Họ: Apocynaceae (Trúc đào)

1. Đặc điểm dược liệu

Dừa cạn là loài thực vật thân thảo, nhỏ, chiều cao chỉ khoảng 40 – 80cm. Rễ cây phát triển, phần thân dưới hóa gỗ, thân trên dạng thảo và mềm. Cây thường mọc thành bụi, lá xanh quanh năm, thường mọc đối xứng, phiến hình trứng dài, rộng 1 – 2.5cm, dài 3 – 8cm, hai đầu hẹp nhọn.

2. Phân bố

Dừa cạn mọc hoang và được trồng nhiều ở các quốc gia có khí hậu nhiệt đới như Indonesia, Ấn Độ và Việt Nam. Ngoài ra cây bông dừa cũng được trồng tại châu Mỹ, châu Phi và châu Úc.

3. Bộ phận dùng

Rễ, thân cây và lá của cây dừa cạn được sử dụng để làm thuốc.

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái quanh năm. Sau khi hái về đem rửa sạch, phơi hoặc sấy khô hoàn toàn.

5. Bào chế thuốc

Nơi khô thoáng, tránh ẩm và nhiệt độ cao.

6. Bảo quản

Cây dừa cạn chứa 0.1 – 0.2% alkaloid, trong đó gồm có một số thành phần chủ yếu như catharanthin, vindolin, prinin, vinblastine,…

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Trước khi chế biến, vỏ thân hoàng nàn chứa:

  • 6,28% alcaloid
  • 2,34-2,93% là strychnin
  • 2,8% brucin

Sau khi chế biến hàm lượng lcaloid giảm xuống còn 2,73%

2. Tính vị

Tính mát, vị đắng.

3. Quy kinh

Chưa có ghi chép.

4. Tác dụng dược lý

– Công dụng theo Đông Y

  • Tác dụng: Tiêu viêm, tiêu thũng, hoạt huyết, thông tiểu và hạ áp.
  • Chủ trị: Tiêu hóa kém, lỵ, đái tháo đường, tiểu tiện khó, cao huyết áp, bỏng nhẹ, ung thư, mất ngủ.

– Công dụng theo nghiên cứu dược lý hiện đại

  • Tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư bạch cầu (bệnh máu trắng).
  • Vincristin trong dừa cạn có tác dụng ức chế tế bào ung thư nhưng có thể gây ức chế thần kinh và gây hại cho thai nhi.
  • Lá và thân bông dừa có tác dụng lọc máu và làm săn da.
  • Thành phần hóa học trong cây dừa cạn có tác dụng lợi tiểu và tẩy giun.

5. Công dụng dược liệu

Hiện nay, dừa cạn được sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư máu, tăng huyết áp, tiểu đường, zona thần kinh, bỏng nhẹ, mất ngủ, rong kinh, nhiễm trực khuẩn lỵ, bệnh trĩ, u xơ tuyến tiền liệt và khí hư ở nữ giới.

6. Cách dùng – liều lượng

Bông dừa được sử dụng chủ yếu ở dạng cao lỏng, sắc uống hoặc đắp ngoài. Nếu dùng uống chỉ nên sử dụng từ 8 – 20g dược liệu khô/ ngày.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

1. Bài thuốc trị chứng bế kinh (bụng dưới đau, căng đầy, mặt đỏ và dễ cáu gắt)

  • Chuẩn bị: Hương phụ và nga truật mỗi vị 12g, kê huyết đằng, bông dừa (phơi khô), trạch lan mỗi vị 16g, tô mộc 20g, chỉ xác 8g và hồng hoa 10g.
  • Thực hiện: Đem các vị sắc với 500ml nước còn lại 300ml và chia thành 2 lần uống.

2. Bài thuốc trị vết bỏng nhẹ

  • Chuẩn bị: Lá dừa cạn tươi.
  • Thực hiện: Giã nát, đắp lên vết bỏng. Thực hiện 2 – 3 lần/ ngày.
  • Lưu ý: Không thực hiện với những vết bỏng nặng, trợt lở da và bỏng da trên diện rộng.

3. Bài thuốc hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp

  • Chuẩn bị: Cam thảo đất 140g, đỗ trọng 120g, dừa cạn 160g, chi tử 100g, cỏ xước 160g, lá đinh lăng 180g và hoa hòe 150g.
  • Thực hiện: Đem sao giòn, tán vụn và bảo quản trong hộp kín. Mỗi ngày dùng 40g hãm với 1 lít nước sôi trong vòng 10 phút và dùng thay nước trà.

4. Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh bạch cầu lympho cấp

  • Bài thuốc 1: Hy thiêm 9g, cây hoa dừa cạn 12g, bạch cúc 6g và thảo quyết minh 6g. Đem các vị sắc lấy nước uống.
  • Bài thuốc 2: Dùng cây hoa dừa cạn 15g, sắc lấy nước uống và dùng hằng ngày.

5. Bài thuốc trị chứng rong kinh

  • Chuẩn bị: Cây dừa cạn sao vàng (bao gồm thân, lá, rễ và hoa).
  • Thực hiện: Đem sắc uống, dùng liên tục trong 3 – 5 ngày.

6. Bài thuốc trị chứng mất ngủ

  • Chuẩn bị: Hạt muồng sao đen và lá vông nem mỗi vị 12g, thân lá dừa cạn khô (sao vàng) 20g.
  • Thực hiện: Đem sắc uống và dùng trước khi đi ngủ.

7. Bài thuốc trị chứng tiêu khát (khát nhiều và tiểu tiện nhiều)

  • Bài thuốc 1: Cây dây thìa canh 20g và bông dừa 10g, đem sắc với 1 lít nước còn lại 3 bát. Chia đều thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày, nên sử dụng sau khi ăn 15 – 20 phút.
  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị ngũ vị và đan bì mỗi vị 10g, thạch hộc, khởi tử, khiếm thực, củ mài và sơn thù nhục mỗi vị 12g, cát căn 20g, bông dừa 16g. Đem các vị sắc với 600ml nước, còn lại 300ml. Mỗi lần dùng 150ml, ngày dùng 2 lần. Áp dụng bài thuốc liên tục trong vòng 7 ngày.

8. Bài thuốc trị lỵ trực khuẩn

  • Chuẩn bị: Hoàng liên và chi tử mỗi vị 10g, dừa cạn (sao vàng hạ thổ), đinh lăng, rau má, lá khổ sâm, cỏ mực và cỏ sữa mỗi vị 20g.
  • Thực hiện: Đem sắc với 600ml nước còn lại 300ml và chia thành 3 lần uống. Áp dụng bài thuốc liên tục trong vòng 5 ngày.

Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu để trị bệnh

  • Không nên dùng dừa cạn cho người có huyết áp thấp, phụ nữ mang thai và người đang cho con bú.
  • Dùng dược liệu ở liều quá cao có thể gây mù và tử vong. Do đó không nên dùng quá 50g/ ngày.
  • Alkaloid trong bông dừa có thể gây ra một số phản ứng bất lợi như táo bón, viêm miệng, nôn mửa, buồn nôn, viêm thần kinh, giảm số lượng bạch cầu, rụng tóc, chán ăn, tắc ruột,…
  • Một số chuyên gia cho rằng, cây hoa dừa cạn màu trắng có tác dụng dược lý cao hơn cây màu hồng hoặc đỏ.
  • Các hoạt chất trong dừa cạn như vinblastine và vincristine có tác dụng chống ung thư. Tuy nhiên sử dụng tùy tiện có thể gây ngộ độc và tử vong.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

Bài viết Dừa cạn – Từ hoa cảnh cho đến dược liệu “Thần kỳ” đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Medplus.vn.



from Thuốc A-Z – Medplus.vn https://ift.tt/2HJPrke
via gqrds

Nhận xét