Cây Bông Gòn | 10+ Bài thuốc “kỳ diệu” trong Đông Y

Cây Bông Gòn luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

cay-bong-gon-10-bai-thuoc-ky-dieu-trong-dong-y
cay-bong-gon-10-bai-thuoc-ky-dieu-trong-dong-y

Thông Tin Dược Liệu

Tên tiếng Việt: Cây Bông Gòn, Bông gạo, Gòn, Mộc miên, Cây gạo, Hoa gạo.

Tên khoa học: Gosampinus malabarica (D.C.) Merr.

Họ: Gạo (Bombacaceae).

1. Đặc điểm thực vật

Cây Bông gòn là cây sống lâu năm, có thể cao tới 15 m hay hơn. Thân sùi, có banh vè to ở gốc và gai hình nón. Cành hình trụ, mọc ngang, không gai. Rễ của cây phát triển mạnh, ăn sâu vào trong lòng đất và có độ bám khỏe.

Lá mọc so le, kép chân vịt. Gồm 5 – 7 lá chét, hình mác, gốc thuôn, đầu nhọn dài 9 – 15 cm, rộng 4 – 5 cm. Hai mặt nhẵn mép nguyên, cuống chung dài hơn phiến lá.

Mùa hoa: tháng 3, mùa quả tháng 5.

2. Bộ phận dùng

Nhựa, rễ, hoa và vỏ thân cây gạo đều được sử dụng để làm thuốc.

3. Phân bố

Cây Bông gòn phân bố chủ yếu ở Indonesia, Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc nhiều ở các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

Thường thu hái quanh năm nhưng nếu muốn dùng hoa phải đợi đến mùa. Các bộ phận của Bông gòn thường được dùng tươi. Tuy nhiên, với vỏ của cây, có thể cạo bỏ vỏ thô và gai ở bên ngoài, sau đó thái nhỏ và đem sấy/phơi khô rồi dùng dần.

4. Thu hái – sơ chế

Thường thu hái quanh năm nhưng nếu muốn dùng hoa phải đợi đến mùa. Các bộ phận của bông gạo thường được dùng tươi. Tuy nhiên với vỏ của cây có thể cạo bỏ vỏ thô và gai ở bên ngoài, sau đó thái nhỏ và đem sấy/ phơi khô rồi dùng dần.

5. Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

  • Toàn thân cây chứa đường, nhiều nguyên tố vi lượng, pectin tannin, nhựa…
  • Rễ chứa cephalin phosphatide và chất nhầy. Phần trắng của rễ chứa chất vô cơ 2,1%; protein 1,2%; chất béo 0,9%; tinh bột 71,2%; chất pectic 6%; cephalin 0,3%.
  • Nụ hoa và đài chứa protein thô, cacbohydrat, chất vô cơ, canxi.
  • Vỏ thân chứa tannin 3,01%; chất nhầy.
  • Hạt có 20 – 26% chất béo đặc (nhân chứa tới 35%), màu vàng.
  • Thành phần dinh dưỡng của mủ Gòn khá dồi dào. Nó chứa các khoáng chất cần thiết như Ca, Mg, C, K, Na… Có hàm lượng chất xơ có khả năng hòa tan trong nước cao.

2. Tính vị và Quy Kinh

  • Vỏ: Vị cay, tính bình.
  • Hoa: Vị chát đắng, hơi ngọt, tính mát.
  • Rễ: Vị đắng, tính mát.
  • Mủ Gòn: Vị ngọt, tính mát.

3. Tác dụng dược lý

– Theo Đông Y

  • Vỏ thân: Khu phong trừ thấp, tăng cường lưu thông máu, giảm đau, gây nôn, bó xương gãy, lợi tiểu. Nước sắc vỏ thân làm dịu viêm, cầm máu.
  • Hoa: Tác dụng làm se, tiêu viêm, giải độc, sát khuẩn, thông huyết.
  • Rễ: Gây nôn và giảm đau.
  • Gôm nhựa có tác dụng kích thích sinh dục, cầm máu, làm săn da.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

  • Chưa có nghiên cứu.

4. Công Dụng

  • Ở quê tôi, cây gòn được biết đến chủ yếu qua công dụng đến từ trái gòn (các sợi bông gòn trong trái gòn trắng tinh, được sử dụng để nhồi bông cho áo gối, ghế nệm, đồ chơi…), thân gòn (nước nấu từ thân gòn giúp lợi tiểu) và đặc biệt là mủ gòn (nhựa tiết ra từ thân cây gòn khi cây bị tổn thương) giúp giải khát, thanh nhiệt, giải độc, giảm táo bón và giúp cân bằng lượng đường trong máu.
  • Hơn nữa, thực tế sử dụng mủ gòn cho thấy uống mủ gòn còn giúp làm đẹp da, giảm mụn, giúp cơ thể cảm thấy sảng khoái, thanh mát.

5. Cách dùng – liều lượng

Cây bông gòn được dùng ở ngoài da hoặc được sử dụng ở dạng sắc uống. Liều dùng tham khảo: 15 – 20g/ ngày (hoa gạo) và 4 – 10g/ ngày (nhựa của cây).

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

cay-bong-gon-10-bai-thuoc-ky-dieu-trong-dong-y
cay-bong-gon-10-bai-thuoc-ky-dieu-trong-dong-y

1. Bài thuốc trị chứng kiết lỵ, tiêu chảy

  • Chuẩn bị: Hoa gạo 20 – 30g.
  • Thực hiện: Sao vàng, sắc uống mỗi ngày dùng 1 thang.

2. Bài thuốc trị đau nhức chân răng

  • Chuẩn bị: Vỏ thân cây bông gòn 15 – 20g.
  • Thực hiện: Sắc lấy nước, sau đó ngậm và nhổ ra.

3. Bài thuốc giúp thông tiện, làm mát người, thích hợp với người mắc bệnh lậu

  • Chuẩn bị: Nhựa cây gạo 4 – 10g.
  • Thực hiện: Sắc uống.

4. Bài thuốc trị mụn nhọt sưng tấy

  • Chuẩn bị: Hoa gạo tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch, để ráo nước và giã nát, sau đó đắp vào vùng da cần điều trị. Thực hiện từ 1 – 2 lần/ ngày cho đến khi da lành hẳn.

5. Bài thuốc trị chứng rối loạn tiêu hóa do ăn đồ lạnh, sống

  • Bài thuốc 1: Hoa gạo 30g, đem sắc với 550ml với lửa nhỏ cho đến khi còn 200ml. Sau đó chia nước sắc thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.
  • Bài thuốc 2: Cỏ seo gà (phượng vĩ thảo), kim ngân hoa, hoa gạo mỗi vị 15g. Cho dược liệu vào ấm và sắc với 550ml nước đun với lửa nhỏ còn 200ml, chia nước sắc thành 3 lần uống và dùng hết trong ngày.

6. Bài thuốc trị ho có đờm do phế nhiệt

  • Chuẩn bị: Tang bạch bì 10g, rau diếp cá (ngư tinh thảo) và hoa gạo mỗi vị 15g.
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm, thêm 750ml nước vào và sắc đặc lấy 250ml nước. Chia nước sắc thành 2 lần uống và dùng liên tục bài thuốc trong vòng 5 ngày.

7. Bài thuốc trị bong gân

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị lá náng và vỏ thân cây bông gòn. Đem các vị rửa sạch, giã nát và băng vào vùng gân bị đau nhức. Thực hiện 2 lần/ ngày cho đến khi hết đau.
  • Bài thuốc 2: Lá lốt (sao vàng) 16g, vỏ cây gạo (cạo lớp vỏ bên ngoài, sao với rượu) 16g. Đem sắc với 750ml nước với lửa nhỏ còn lại 250ml. Chia nước sắc thành 2 lần uống trong ngày, dùng bài thuốc liên tục trong vòng 3 ngày.

8. Bài thuốc chữa sưng nề sau khi chấn thương

  • Bài thuốc 1: Dùng rễ cây bông gòn ngâm với rượu, sau đó xoa bên ngoài hoặc có thể giã nát và đắp trực tiếp lên vùng da tổn thương.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị vỏ thân cây gạo 100g (cạo vỏ ngoài, băm nhỏ), sau giã nát, cho thêm rượu và giấm thành vào, sao cho nóng rồi chườm lên chỗ phù nề.

9. Bài thuốc chữa đau gối và đau lưng mãn tính

  • Chuẩn bị: Rễ gạo 60g.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch dược liệu, sau đó sắc với 500ml nước còn lại 250ml. Mỗi lần dùng 125ml, ngày dùng 2 lần liên tục trong vòng 10 ngày.

10. Bài thuốc trị suy nhược cơ thể do lao động nặng nhọc

  • Chuẩn bị: Bí đao và hoa gạo mỗi vị 500g.
  • Thực hiện: Sao vàng hạ thổ, rồi sắc với 1 lít nước với lửa nhỏ còn 800ml. Mỗi lần dùng 200ml trước khi ăn 30 phút, ngày dùng 4 lần.

11. Bài thuốc trị táo bón

  • Chuẩn bị: Lá gòn tươi 10 – 20 lá.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch, sau đó vò nát lá và nấu với một lượng nước vừa đủ. Dùng nước uống nhiều lần trong ngày.

12. Bài thuốc chữa bong gân nhẹ

  • Chuẩn bị: Rau má tươi, vỏ cây bông gòn tươi, bông gòn tươi và vòi voi tươi các vị bằng lượng nhau.
  • Thực hiện: Dùng các vị rửa sạch, giá nát và đắp lên chỗ sưng đau.

13. Bài thuốc rong kinh, thiếu máu

  • Chuẩn bị: Hoa gạo 30 – 50g (sao khô qua 3 nắng rồi khử thổ sẫm màu).
  • Thực hiện: Sắc với 500ml nước, còn lại 100ml. Đem lọc lất bã, sắc lần 2 với 200ml nước lấy 50ml nước sắc. Hòa nước sắc và chia thành 5 lần uống trong ngày. Áp dụng bài thuốc từ 5 – 7 ngày.

14. Bài thuốc trị mụn ở tuổi dậy thì, viêm họng ho khan kèm đờm trắng, phụ nữ thân nhiệt nóng, gan nóng gây tiểu vàng

  • Chuẩn bị: Bí đao 1kg (cả vỏ và hạt), rau má 300g, hoa gạo 500g và mía lau 500g.
  • Thực hiện: Đem rửa sạch, băm nhỏ các dược liệu sau đó đem sao khử thổ. Cho dược liệu vào ấm, sắc với 2 lít nước còn lại 1 lít. Lọc bỏ bã và sắc với 1 lít nước lấy 500ml. Trộn 2 lần nước sắc với nhau, thêm vào 5g nước cốt gừng tươi. Sử dụng uống nhiều lần trong ngày.

15. Bài thuốc trị đau dạ dày

  • Chuẩn bị: Rễ lưỡng phù trâm (hoàng lực) 6g, hoa gạo 30g.
  • Thực hiện: Sắc uống ngày dùng 1 thang. Sử dụng bài thuốc liên tục trong vòng 3 – 4 tuần lễ.

Kiêng kị

  • Phụ nữ có thai nên lưu ý khi sử dụng mủ Gòn.
  • Dị ứng với thành phần có trong dược liệu.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

 

Bài viết Cây Bông Gòn | 10+ Bài thuốc “kỳ diệu” trong Đông Y đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Medplus.vn.



source https://songkhoe.medplus.vn/cay-bong-gon-10-bai-thuoc-ky-dieu-trong-dong-y/

Nhận xét