Quýt gai – Từ nguyên liệu cho đến dược liệu trị bệnh “thần kỳ”

Quýt gai luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

quyt-gai-tu-nguyen-lieu-cho-den-duoc-lieu-tri-benh-than-ky
quyt-gai-tu-nguyen-lieu-cho-den-duoc-lieu-tri-benh-than-ky

Tên tiếng Việt: Quýt gai, cây tầm xoong, cây quýt rừng,…

Tên khoa học: Severinia monophylla (L.) Tanaka

Họ: Cam – Rutaceae.

1. Đặc điểm thực vật

Cây nhỡ phân nhánh nhiều, cao 1-2m, nhẵn, có gai thẳng dài đến 3-4cm, nằm ở nách lá. Lá nguyên, rất dai, xoan dài 1,5-5cm, tròn hay lõm ở đầu, thon hẹp hay tròn ở gốc không lông, dày, cứng, có điểm tuyến, gân bên khít nhau, gân mép đi gần sát mép, mép uốn xuống, cuống ngắn 3-4mm. Hoa trắng, gần như không cuống, xếp thành nhóm nhỏ ở nách các lá. Quả nạc, đen, hình cầu, đường kính 10-12mm, có 2 hạt.

Ra hoa tháng 6-8, quả tháng 9-12.

2. Bộ phận dùng

Rễ, lá và quả

3. Phân bố

Cây quýt gai mọc hoang dọc các tỉnh miền Bắc và miền Trung nước ta, thường sẽ bắt gặp ở các hàng hào, lẫn trong bụi tre hoặc các loại cây bụi khác. Ở Trung Quốc, đặc biệt là vùng Quảng Châu, cây quýt gai được phân bố khá rộng rãi.

Việc thu hái cây quýt gai khá đơn giản, chỉ cần hái phần lá hoặc cành về rửa sạch dùng ngay hoặc đem phơi khô hay sấy khô dùng dần đều được.

4. Thu hái – sơ chế

Loài của Nam Trung Quốc và Việt Nam. Cây mọc phổ biến ở miền Bắc Việt Nam và dọc theo duyên hải các tỉnh miền Trung. Thu hái rễ, lá quanh năm; rễ rửa sạch thái phiến, phơi khô dùng dần. Lá phơi trong râm đến khô. Quả hái khi còn xanh, phơi khô.

5. Bảo quản

Sau đó phơi khô, cho vào túi nilon để bảo quản và sử dụng dần

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Mặc dù mang nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, những vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ rõ được các thành phần bên trong cây quýt gai, về sơ bộ, người ta chỉ biết bên trong cây quýt gai có rất nhiều tinh dầu.

Phân tích dược lý cho thấy toàn cây có tinh dầu, quả xanh chứa chất nhầy. Vỏ rễ có severifolin, N-methylseverifolin, atalaphylin, N-methylatalaphylin, 5-hydroxy-N-methyl-severifolin.

2. Tính vị và Quy Kinh

  • Quýt Gai là vị thuốc quý có vị đắng, tính mát hơi ấm, có mùi thơm

3. Tác dụng dược lý

– Theo Đông Y

  • Quýt Gai có tác dụng khư phong giải thử, hóa đàm chỉ khái, lý khí chỉ thống.

– Theo nghiên cứu dược lý hiện đại

Tác dụng của cây quýt gai chữa bệnh thận rất hiệu quả. Quýt gai ngày càng được nhiều người xem như thần dược chữa suy thận cùng với các vị thuốc khác bao gồm: cây muối, cây nổ, cây phèn đen (cây mực). Đây là bài thuốc cứu cánh cho các bệnh nhân suy thận nặng. Ngoài ra còn một số công dụng khác của cây quýt gai như:

  • Hỗ trợ điều trị phong thấp, đau nhức xương khớp.
    Chữa ho, cảm lạnh, sốt, đau nhức đầu.
    Điều trị sưng tấy, ứ huyết, đổ mồ hôi trộm.
    Giúp mát gan, thanh nhiệt, giải độc cơ thể.
    Điều trị vết thương do rắn cắn, mụn độc.
    Tác dụng chữa phù thũng, bí tiểu, tiểu đau, rát buốt.

4. Công Dụng

Người ta thường dùng quýt gai trị:

1. Cúm, cảm mạo, đau đầu, ho, viêm nhánh khí quản, sốt rét.

2. Ðau dạ dày, viêm khớp xương do phong thấp, Đau lưng gối. Rễ được dùng sắc hoặc ngâm rượu uống chữa tê thấp, rắn cắn. Quả xanh hấp với đường, nghiền nát uống Chữa ho.

5. Cách dùng – liều lượng

  • Ngày dùng 10-15g (tới 30g) rễ hoặc lá; 8-16g quả, sắc nước uống.
  • Ở Quảng Tây (Trung Quốc), rễ dùng trị đòn ngã và gẫy xương.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

quyt-gai-tu-nguyen-lieu-cho-den-duoc-lieu-tri-benh-than-ky
quyt-gai-tu-nguyen-lieu-cho-den-duoc-lieu-tri-benh-than-ky

1. Các khớp sưng đau, đi lại khó khăn, toàn thân mệt mỏi:

Quýt Gai 25g sao vàng hạ thổ, sắc uống. Hoặc Quýt Gai 16g, thổ phục linh 16g, tục đoạn 12g, ngải diệp 12g, đương quy 12g, kê huyết đằng 12g, thiên niên kiện 10g, quế 6g. Sắc uống ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần/ngày.

Cần gia giảm theo chứng trạng của người bệnh:

– Đau lâu ngày, cơ thể gầy yếu da xanh, gia đẳng sâm 16g, bạch truật 12g, hoài sơn 16g, liên nhục 16g, đại táo 12g.

– Đau ngực khó thở, gia hắc táo nhân 16g, lạc tiên 16g, hạt muồng (sao) 16g.

– Ăn uống kém, tiêu hóa trì trệ, gia bạch truật 12g, trần bì 12g, biển đậu 16g.

2. Đau vai cổ, một bên cánh tay khó cử động:

Quýt Gai sao vàng hạ thổ 20g, nam tục đoạn 20g, tang chi 12g, rễ cúc tần 12g, kinh giới 12g, quế 10g, thiên niên kiện 10g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Có thể kết hợp với bài thuốc chườm: ngải diệp 50g, rễ lá lốt 15g. Hai thứ sao rượu,  gói vào miếng vải, chườm tại chỗ. Khi thuốc nguội, sao lại và chườm tiếp.

3. Khớp gối đau nhức, có biểu hiện xơ cứng, hạn chế vận động:

Quýt Gai sao vàng hạ thổ 20g, Cát căn 16g, Huyết đằng 12g, Đương quy 12g, Tục đoạn 12g, Phòng phong 12g, Tế tân 10g, Quế 10g, Đơn hoa 12g, Chích thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

Công dụng: trừ thấp giảm đau, thông kinh hoạt lạc. Nếu bệnh nhân là người cao tuổi, ít ngủ, gia hắc táo nhân 16g, hạt muồng  (sao) 12g, bạch linh 12g.

4. Ho hen, khó thở, đau họng mắc đờm:

Quýt Gai (sao vàng hạ thổ) 16g, cát cánh 12g, trần bì 12g, mạch môn 12g, đại táo 6 quả, tang bạch bì 16g, hoàng kỳ 12g, mơ muối 12g, cam thảo 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Kiêng cua ốc, cá tươi, thịt gà.

5. Ho kéo dài do biến chứng của cảm cúm:

Quýt Gai 16g, tế tân 12g, kinh giới 12g, mạch môn 16g, cát cánh 12g, bách bộ 12g, trần bì 12g, thục địa 12g, huyền sâm 10g, xa tiền thảo 16g, rau má 20g, lá xương sông 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

6. Trẻ em ho gà:

Quýt Gai (dùng lá) 6g, hoa đu đủ đực 6g, cát cánh 6g, lá tía tô 6g, trần bì 6g, tang bạch bì 6g. Đổ nước 300ml, sắc lấy 100ml, chia 3 – 4 lần cho trẻ uống trong ngày.

7. Ho khan do phế nhiệt:

Quýt Gai 16g, thiên môn 12g, tang diệp 20g, xa tiền thảo 20g, lá xương sông 20g, lá đinh lăng 20g, rau má 24g, bạch linh 10g, mơ muối 12g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần.

8. Phụ nữ bị bế kinh:

Đau bụng dữ dội, bụng dưới căng đầy, da mặt nóng nổi mụn: Quýt Gai (sao vàng hạ thổ) 24g, ích mẫu 16g, đương quy 12g, tô mộc 16g, trạch lan 16g, đan sâm 16g, kê huyết đằng 12g, hương phụ 12g, quế 8g.  Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Uống nóng.

9. Mụn nhọt sưng tấy:

Lá Quýt Gai giã nhỏ chung với giấm để đắp lên mụn. Nếu mụn nhọt hay vết thương lở loét thì dùng lá Quýt Gai nấu nước rửa. Sau đó lấy lá Quýt Gai và thanh táo rửa sạch bằng nước muối, giã nhỏ đắp rịt.

10.Viêm phế quản, ho:

Rễ Quýt Gai, rễ bồ hòn, mỗi vị 30 g, cẩm (peristrophe bivalvis) 15 g, cò ke 15 g. Tất cả sắc nước uống.

11. Đau dạ dày:

Rễ Quýt Gai 30 g, quýt 6 g, củ gấu, màng tang, mỗi vị 10 g. Tất cả sắc nước uống.

12. Sốt rét:

Rễ Quýt Gai từ 30 đến 60 g, sắc lấy nước. Uống trước khi lên cơn sốt 4 giờ. Cứ cách từ 3 đến 5 ngày lại uống đợt khác.

Lưu Ý

  • Nguồn nước rất quan trọng vời người suy thận, nước bẩn làm tăng nguy cơ gây tổn thương thận, giảm hiệu quả khi sử dụng thuốc điều trị bệnh. Để điếu trị hiệu quả người bệnh cần kiêng: Cua đồng, cá mè, thịt trâu, nước uống tăng lực, bia rượu, ăn ít muối.
  • Trường hợp người bị sỏi thận, viêm thận có thể kết hợp uống kim tiền thảo.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

 

Bài viết Quýt gai – Từ nguyên liệu cho đến dược liệu trị bệnh “thần kỳ” đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Medplus.vn.



source https://songkhoe.medplus.vn/quyt-gai-tu-nguyen-lieu-cho-den-duoc-lieu-tri-benh-than-ky/

Nhận xét