Rau Đay – Cùng Giải nhiệt, bổ dưỡng với vị thuốc

Rau Đay luôn được xem là dược liệu quý trong Y học với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về đặc điểm của dược liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!

Thông Tin Dược Liệu

rau-day-cung-giai-nhiet-bo-duong-voi-vi-thuoc
rau-day-cung-giai-nhiet-bo-duong-voi-vi-thuoc

Tên tiếng Việt: Rau Đay, Đay tía, Rau bố, Rau đai,…

Tên khoa học: Corchorus olitorius L.

Họ: Đay (Tiliaceae).

1. Đặc điểm thực vật

Cây hay cây quả dài là một loại cỏ cao chừng 1-2m, than màu đỏ nâu, ít phân cành. Lá hình trứng dài nhọn, phía gốc là tròn hay tù, mép có răng cưa, dài 5-10cm, rộng 2-4cm, có 3-5 gân ở dưới. Lá kèm hình sợi, hoa nhỏ màu vàng mọc ở kẽ lá, họp thành từng 3-5, nhị 45-50 xếp thành nhiều vòng. Quả hình trụ có 5 sống dọc, nhẵn dài 5cm, hạt hình lê khi căt ngang có hình 5 cạnh.

2. Bộ phận dùng

Lá và Hạt được dùng trong các bài thuốc

3. Phân bố

Hiện nay, cây rau đay được trồng khá nhiều ở nước ta, chủ yếu lấy thực phẩm nên không quá khó khăn để tìm loại cây cây này để chữa bệnh. Ngoài ra, cây còn xuất hiện nhiều ở một số nước khác trên thế giới như châu Mỹ, châu Phi,…

Ở nước ta cây được trồng ở nhiều nơi để lấy lá non nấu canh ăn cho mát và nhuận tràng

4. Thu hái – sơ chế

Thu hái quanh năm. Rửa sạch toàn bộ cây vừa mới thu hoạch qua nhiều lần nước sạch để loại bỏ toàn bộ bụi bẩn và tạp chất. Sau đó có thể trực tiếp sử dụng.

5. Bảo quản

Rau đay chủ yếu dùng ở dạng tươi và rất dễ bị dập úng. Do đó, nên sử dụng hết sau khi thu hoạch.

Công dụng và Liều dùng

1. Thành phần hóa học

Dù chỉ là loại cây dân dã nhưng lại có giá trị dinh dưỡng cao. Cụ thể, trong 87g rau đay có chứa hàm lượng những dưỡng chất sau:

rau-day-cung-giai-nhiet-bo-duong-voi-vi-thuoc
giá trị dinh dưỡng của rau đay

2. Tính vị và Quy Kinh

  • Lá có vị cay, tính hàn, không độc;
  • Hạt cây có vị đắng, tính nóng, không chứa độc.

3. Tác dụng dược lý

Trong một số tài liệu Y học cổ truyền đã ghi nhận tác dụng dược lý của rau đay, cụ thể như sau:

Công dụng:

Lá rau đay có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, giảm cảm và nhuận tràng. Bên cạnh đó, hạt của cây có tác dụng hoạt huyết và trợ tim.

Chủ trị:

Dược liệu được chỉ định điều trị cho các trường hợp sau:

  • Táo bón;
  • Hen suyễn;
  • Say nắng, cảm nắng;
  • Nóng trong người;
  • Bí tiểu;
  • Bệnh tràn dịch màng phổi;
  • Hay hồi hộp, tim đập nhanh và khó ngủ;
  • Lợi sữa cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

4. Cách dùng – liều lượng

Liều dùng:

Dùng 150 – 200 gram lá  và dùng 15 – 50 gram hạt của cây rau đay mỗi ngày. Tuy nhiên, liều lượng có thể bị thay đổi tùy vào từng đối tượng và mức độ bệnh lý đang mắc phải.

Cách dùng:

Có thể sử dụng độc vị lá hoặc hạt của cây hoặc kết hợp với một số nguyên liệu khác để phát huy tối đa công dụng. Dùng dược liệu ở dạng nấu thành canh, sắc lấy nước uống hoặc đắp ngoài.

Các bài thuốc tiêu biểu từ Dược Liệu

 

1. Bài thuốc giúp nhuận tràng, chữa táo bón

Cách số 1:

  • Chuẩn bị: 200g lá rau đay.
  • Cách thực hiện: Làm sạch toàn bộ lá vừa được chuẩn bị bằng nước để loại bỏ bụi bẩn. Sau đó đem đun cùng với 500ml nước để lấy nước uống. Chia nhỏ nước sắc được thành 2 – 3 phần nhỏ. Kiên trì uống trong khoảng 5 – 7 ngày.

Cách số 2:

  • Chuẩn bị: Lá và lá mồng tơi mỗi vị 2 – 3 nắm.
  • Cách thực hiện: Đem hai nguyên liệu trên nấu canh để dùng. Dùng mỗi ngày 1 lần và liên tục trong 5 – 7 ngày.

2. Bài thuốc giúp lợi sữa

  • Chuẩn bị: 200 gram lá rau đay cho mỗi lần sử dụng.
  • Cách thực hiện: Đem lá  nấu canh để ăn trong các bữa ăn chính. Trong tuần đầu tiên sau sinh nên ăn mỗi ngày 1 lần. Các tuần tiếp theo mỗi tuần ăn 2 – 3 lần.

3. Bài thuốc chữa say nắng, giải nhiệt, tiêu khát

Cách số 1:

  • Chuẩn bị: Một nắm rau đay tươi.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch toàn bộ rau đay vừa được chuẩn bị rồi đem giã nát. Sau đó, vắt lấy phần nước cốt để uống, còn phần bã thì đắp vào hai bên thái dương. Thực hiện mỗi ngày 3 – 4 lần.

Cách số 2:

  • Chuẩn bị: 20 gram hạt cây rau đay.
  • Cách thực hiện: Đem hạt của cây rau đay sắc lấy nước uống. Nên uống khi nước còn nóng để cơ thể toát mồ hôi ra.

4. Bài thuốc chữa ngộ độc cá

  • Chuẩn bị: 100 gram lá rau đay tươi và một ít đường phèn vừa đủ.
  • Cách thực hiện: Đem lá rau đay tươi sắc cùng với đường phèn để lấy nước uống. Nên uống càng nhiều càng tốt.

5. Bài thuốc chữa lỵ mới phát

  • Chuẩn bị: 50 gram lá rau đay tươi.
  • Cách thực hiện: Làm sạch rau đay vừa được chuẩn bị rồi đem sắc lấy nước uống. Áp dụng mỗi ngày 1 – 2 lần.

6. Bài thuốc chữa nóng trong người

  • Chuẩn bị: 200 gram lá tươi cùng với rau mồng tơi và cua đồng.
  • Cách thực hiện: Đem toàn bộ nguyên liệu đã được chuẩn bị để nấu canh. Nên dùng canh cùng với cơm trắng nóng.

7. Bài thuốc chữa tràn dịch màng phổi

  • Chuẩn bị: Hạt của cây rau đay, hạt bìm bìm biếc, rễ cỏ tranh và hạt mã đề mỗi vị 8 gram; tỳ giải, mộc thông, thổ phục linh, bách bộ và huyền sâm mỗi vị 12 gram cùng với 16 gram ý dĩ.
  • Cách thực hiện: Mang một thang thuốc trên sắc để lấy nước uống. Nên uống khi thuốc còn đủ ấm và có thể chia nhỏ thành 2 – 3 phần để dùng hết trong ngày.

8. Bài thuốc chữa hen suyễn

  • Chuẩn bị: 12 gram hạt rau đay quả dài cùng với 20 gram xơ mướp.
  • Cách thực hiện: Hạt cây rau đay cần được làm sạch, giã nát rồi đem sao nóng. Đối với xơ mướp cần băm nhỏ rồi đem sao nóng. Trộn đều hai hỗn hợp rồi đem sắc cùng với 500 ml nước. Tiến hành đun cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 200ml nước. Chia nhỏ phần nước sắc được thành 2 phần để uống hết trong ngày.

Kiêng kị

  • Các đối tượng dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần có trong rau đay tuyệt đối không nên sử dụng;
  • Về bản chất, rau đay có tính mát nên đối tượng bị tiêu chảy không nên ăn loại rau này. Nếu không may sử dụng phải, tình trạng tiêu chảy có thể nghiêm trọng hơn;
  • Để phát huy tối đa công dụng lợi sữa, các bà mẹ sau sinh nên sử dụng rau đay đỏ tía thay vì chọn rau đay trắng.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Dược Liệu cũng như một số bài thuốc hay về vị thuốc này nhé !

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn: tracuuduoclieu.vn

Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam

 

 

Bài viết Rau Đay – Cùng Giải nhiệt, bổ dưỡng với vị thuốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Medplus.vn.



from Thuốc A-Z – Medplus.vn https://ift.tt/3q7KYJQ
via gqrds

Nhận xét