Hồng Xiêm [Sapôchê] – Vị thuốc chữa tiêu chảy thần kỳ

Hồng Xiêm hay còn gọi là Sapôchê là một cây ăn quả. Ngoài cung cấp giá trị dinh dưỡng, cây còn là vị thuốc chữa bệnh, đặc biệt là chữa tiêu chảy rất tốt. Cùng Medplus tìm hiểu về dược liệu này nhé!

Thông tin cơ bản

Tên tiếng Việt: Hồng xiêm, Sapôchê

Tên khoa học: Manilkara zapota (L.) P. Royen

Họ: Hồng xiêm (Sapotaceae)

Thông tin về cây Hồng Xiêm

Đặc điểm cây

Cây to, cao. Cành và lá khi còn non được phủ lồng tơ.

  • Lá mọc so le, có cuống dài hình bầu dục, dai và tồn tại.
  • Hoa đơn độc ở kẽ các lá trên, đều, lưỡng tính, thường mẫu 3, có khi mẫu 5.
  • Quả mọng, hình trứng dẹt, màu nâu thẫm và bóng, rốn kéo dài màu nâu nhạt và nháp.

Phân bố, thu hái và chế biến

Cây vốn nguồn gốc ở Nam Mỹ, chủ yếu ở Mêhicô. Hiện nay được di thực vào nhiều nước nhiệt đới. Việt Nam chủ yếu được trồng ở miền Nam, nhưng ở miền Bắc cũng có nhiều nơi trồng chủ yếu để lấy quả ăn.

Tại Mêhicô, người ta còn dùng chích từ vỏ cây hoặc quả xanh một chất nhựa gọi là chicle dùng chế kẹo caosu (chewing-gum): Chích trên thân cây thành những hình chữ V (vết chích đừng quá sâu để khỏi tổn thương đến lớp libe) hứng lấy nhựa chảy ra (dùng bình hứng 2 lít rưỡi để ở đầu nhọn chữ V). Đun sôi nhựa và khuấy đều cho bốc bớt hơi nước. Còn đang nóng, nhựa được đổ vào chậu gỗ có bôi xà phòng để cho nhựa không dính chặt vào thành chậu. Khi nguội, dùng tay bôi xà phòng cho khỏi dính, nặn thành bánh 10-12kg.

Tuỳ theo nhựa chích từ vỏ cây hay từ quả, người ta gọi tên khác nhau: Nhựa chích từ vỏ cây, được gọi là chicle covent, nhựa chích từ quả xanh gọi là chicle balanco hay chicle vergen. Nhựa này được tiêu thụ rất nhiều ở Mỹ và Canada.

Thành phần hoá học, tính vị

Thành phần hoá học

Quả xanh và vỏ chứa chất gôm nhựa gọi là chicle. Chất gôm nhựa chicle này có 40% nhựa (résine), 1,7% hydrat cacbon, 35% nước và một số chất khác. Nhựa này gần giống chất gutta percha.

Vỏ cây còn non chứa một chất saponin và một ít ancaloit có tinh thể gọi là sapotin. vỏ cây già chứa tanin.

Quả hồng xiêm chín có 0,4% protit, 9% gluxit, 2,3% xenluloza và 0,5% tro. Trong tro có 46,8% canxi, 21,6% p, ngoài ra hồng xiêm còn 7mg % vitamin C (Theo bảng Thành phần hoá học thức ăn Việt nam-Nhà xuất bản y học, 1972).

Hạt chứa 23% dầu béo và axit xyanhydric.

Tính vị

  • Quả hồng xiêm có vị ngọt, tính mát; có tác dụng bổ mát, sinh tâm dịch, giải khát, nhuận tràng.
  • Vỏ cây bổ và hạ nhiệt; trong vỏ cây có một chất tan trong nước có thể hỗ trợ trị lao; hạt lợi tiểu.

Công dụng và những bài thuốc về Hồng Xiêm (Sapôchê)

Công dụng và những bài thuốc về Hồng Xiêm (Sapôchê)

Công dụng

Hồng xiêm hiện nay chủ yếu mới được trồng để lấy quả ăn. Những công dụng khác hầu như chưa được chú ý đặc biệt, khai thác chất nhựa dùng làm kẹo bạc hà, kẹo hồi có khi được thêm chất pepsin với tên chewing gum, hay pepsingum làm thuốc chữa ho, giúp sự tiêu hoá hoặc làm thơm miệng.

Vỏ thân hồng xiêm được nhân dân Campuchia dùng chữa ỉa chảy (do chất tanin) và sốt dưới dạng thuốc sắc: ngày uống 6 đến 12gam.

Những bài thuốc về Hồng Xiêm (Sapôchê)

1.Chữa tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa do ăn nhiều mỡ, đạm

Quả hồng xiêm còn xanh 15 – 20g, cho 200ml nước, đun nhỏ lửa còn lại 100ml, chia làm hai lần uống trong ngày. Uống sau ăn 15 phút. Uống 3 – 5 ngày.

  • Có thể thay thế 6 – 10g vỏ thân cây hồng xiêm, rửa sạch, cho 250ml nước, sắc sôi 15 phút còn 100ml nước, chia 2 lần uống trong ngày.

2. Chữa táo bón, ăn kém, kiện tỳ

Những người bị táo bón ăn mỗi bữa vài quả hồng xiêm chín (mỗi ngày ăn hai bữa, mỗi bữa hai quả) chỉ mấy hôm sẽ hết táo. Có thể ăn mỗi ngày từ 3 đến 5 quả.

  • Có thể lấy lá hồng xiêm 20g, vỏ quả quýt 10g, thủy xương bồ 5g, cho 400ml nước sắc còn 150ml, ngày một thang, chia 2 lần. Dùng liền 5 ngày.

3. Lợi niệu, giảm sốt

Hạt hồng xiêm 5g nấu nước sắc uống, có thể thêm lá tre 100g; cho 450ml nước sắc còn 150ml nước, chia ngày 2 lần, uống lúc còn nóng.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo.
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng.
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Nguồn: Tracuuduoclieu

Các nguồn tổng hợp uy tín.

Bài viết Hồng Xiêm [Sapôchê] – Vị thuốc chữa tiêu chảy thần kỳ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Medplus.vn.



from Thuốc A-Z – Medplus.vn https://ift.tt/38Utx7A
via gqrds

Nhận xét