Rung rúc và những công dụng chữa bệnh hiệu quả

A. Thông tin về Rung rúc

Cây Rung rúc còn được gọi là Rút dế, đồng bìa, cứt chuột, câu nhi trà. Có tên khoa học là Berchemia lineata (L.) DC, thuộc họ Rhamnaceae (Táo ta).

Thân cành cây thường được dùng làm dây buộc hoặc bộn thành rế để đỡ nồi. Đây còn là một vị thuốc còn được dùng trong phạm vi nhân dân để chữa tê thấp, đau lưng, mỏi gối.

1. Đặc điểm của cây

  • Cây rung rúc nhỏ, dạng bụi leo, cao 1 – 4 m.
  • Thân, cành mảnh, nhẵn, lúc non màu xám nhạt, sau màu nâu. Lá mọc so le, hình bầu dục, dài 1 – 3 cm, rộng 0,5-2 cm, gốc và đầu tròn, mép nguyên, hai mặt nhẵn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt, gân nổi rất rõ; cuống lá ngắn.
  • Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chùm dài 1-3 cm; hoa nhỏ màu trắng; đài có 5 răng nhỏ, hình mác, ống đài ngắn; tràng dài hơn đài, 5 cánh hoa thuôn, hình trứng; nhị 5, chỉ nhị dài và dẹt; bầu 2 ô.
  • Quả hạch, hình bầu dục, màu đen, có đài tồn tại ở gốc và mũi nhọn ở đầu; hạt 2, thuôn.
  • Mùa hoa vào tháng 9-10. Mùa quả vào tháng 12 – 1.
Cây rung rúc
Cây rung rúc

2. Phân bố, thu hái và chế biến

  • Cây có bụi nhỏ leo, phân bố phần lớn ở vùng Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á.
  • Ở Việt Nam, rung rúc phân bố tương đối phổ biến ở các tỉnh phía bắc, từ vùng núi thấp (khoảng 400 m trở xuống) đến vùng trung du và đồng bằng.
  • Cây thường mọc lẫn trong các quần xã cây bụi ở đồi, bờ nương rẫy hay ven rừng, ở vùng đồng bằng, đôi khi gặp rung rúc mọc ở các gò đống hay lẫn trong các lùm bụi quanh làng.
  • Cây ưa sáng, có thể chịu được hạn do có hệ thống rễ khỏe cắm sâu xuống đất, nhất là trong các trường hợp cây mọc ở những vùng đồi thấp, đất trơ sỏi đá.
  • Cây ra hoa quả hàng năm, tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt; chịu được chặt phá nhiều lần do khả năng tái sinh cây chồi khỏe.

3. Bộ phận dùng

Rễ rung rúc được thu hái quanh năm, rửa sạch, thái phiến, phơi khô.

Khi dùng, có thể tẩm rượu, sao thơm.

4. Thành phần hóa học

Có chứa Saponin và hoạt chất khác đang nghiên cứu.

B. Tính vị và Công dụng

1. Tính vị

Rễ rung rúc có vị hơi đắng, tính bình, có tác dụng hóa ứ trễ, chỉ huyết, chỉ khái (trị ho), chỉ thống.

2. Công dụng

-Nhân dân dùng rung rúc để chữa tê thấp, đau lưng, mỏi gối. Ngoài ra, còn chữa sốt, sốt rét, tiêu chảy.

Liều dùng: Ngày 10 – 20g dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống.

-Hải Thượng Lãn Ông đã dùng rễ rung rúc làm thuốc giải độc do cá, hoặc bọ cạp. Ở Trung Quốc, rễ rung rúc được dùng chữa lao phổi, ho ra máu, loét hành tá tràng chảy máu, đau xương phong thấp.

C. Các bài thuốc trị bệnh từ Rung rúc

1. Chữa tê thấp nhức mỏi

Rễ rung rúc 200g kết hợp với huyết giác, cốt toái bổ, cẩu tích, dây đau xương, mỗi vị 20g, ngâm với 1 lít rượu 30 – 40° trong 15 ngày trở lên. Ngày uống 20 – 30 ml.

2. Chữa lao phổi, ho ra máu

Rung rúc 60g, xuyên phá thạch 30g, bạch cập 12g, a giao 9g. Tất cả tán nhỏ, đun sôi uống

3. Chữa mụn nhọt sưng đau (chưa vỡ mủ)

Lá non của cây rung rúc 30g; rửa sạch, để ráo nước, giã nát với chút muối, đắp lên mụn nhọt sau 2 giờ tháo băng, đắp ngày 1 lần.

Đồng thời dùng cúc hoa trắng 15g, cam thảo 5g, đổ 200ml nước sắc còn 100ml, chia 2 lần nước trong ngày. Uống liền 5 ngày.

4. Hỗ trợ điều trị trĩ ngoại

Lá và cành non của cây rung rúc 30g, rửa sạch, thái ngắn; đuôi lợn 1 cái, làm sạch, chặt khúc ướp vừa, đổ nước và để lão thử nhĩ hầm nhừ ăn cả nước lẫn cái. 10 ngày một liệu trình.

Lời kết

Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Rung rúc cũng như một số công dụng hay về loại dược liệu này!

Lưu ý

  1. Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
  2. Người bệnh không tự ý áp dụng
  3. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng

Nguồn tham khảo

Tracuuduoclieu.vn và các nguồn uy tín khác

 



source https://songkhoe.medplus.vn/rung-ruc-va-nhung-cong-dung-chua-benh-hieu-qua/

Nhận xét