Thuốc Tanapolamin điều trị viêm kết mạc, viêm mũi, dị ứng

Tanapolamin là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về các thông tin, cách dùng và liều lượng, công dụng và chống chỉ định, cách bảo quản và nơi mua cũng như giá bán của  loại thuốc này thông qua bài viết sau đây.

Thuốc Tanapolamin điều trị viêm kết mạc, viêm mũi, dị ứng
Thuốc Tanapolamin điều trị viêm kết mạc, viêm mũi, dị ứng

Thông tin về thuốc Tanapolamin

Ngày kê khai: 22/03/2013

Số GPLH/ GPNK: VD-12069-10

Nồng Độ/Hàm Lượng hoạt chất: Dexclorpheniramin maleat 2mg

Dạng bào chế: viên nén

Quy cách đóng gói: Hộp 2 vỉ x 15 viên

Phân loại: KK trong nước

Đơn vị kê khai: Công ty TNHH SX-TM dược phẩm Thành Nam

Công dụng – chỉ định

Thuốc Tanapolamin được chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau:

  • Ðiều trị triệu chứng các biểu hiện dị ứng khác nhau: viêm mũi (theo mùa hay quanh năm), viêm kết mạc, nổi mề đay.

Cách dùng – liều lượng

Cách dùng

Thuốc Tanapolamin được bào chế dưới dạng viên nén, dùng theo đường uống.

Liều lượng

Dùng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm: Mỗi lần 1 viên, cách 4 – 6 giờ uống 1 lần. Tối đa 6 viên/ngày (người cao tuổi tối đa 3 viên/ngày).

Phản ứng dị ứng cấp: Uống 3 viên/ngày, chia 1 – 2 lần.

Xử lý khi sử dụng quá liều

Liều gây chết của dexclorpheniramin khoảng 12,5 – 25 mg/kg thể trọng. Những triệu chứng và dấu hiệu quá liều bao gồm ngủ nhiều, kích thích nghịch thường hệ thần kinh trung ương: loạn tâm thần, cơn động kinh, ngừng thở, co giật, tác dụng kháng muscarin, phản ứng loạn trương lực và trụy tim mạch, loạn nhịp.

Xử lý: Điều trị triệu chứng và hỗ trợ chức năng sống, cần chú ý đặc biệt đến chức năng gan, thận, hô hấp, tim và cân bằng nước, điện giải. Rửa dạ dày hoặc gây nôn bằng siro ipecacuanha. Sau đó, cho dùng than hoạt và thuốc tẩy để hạn chế hấp thu

Khi gặp hạ huyết áp và loạn nhịp, cần được điều trị tích cực. Có thể điều trị co giật bằng tiêm tĩnh mạch diazepam hoặc phenytoin. Có thể phải truyền máu trong những ca nặng.

Chống chỉ định

Thuốc Tanapolamin chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với Dexclorpheniramin hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc.
  • Người bệnh đang cơn hen cấp.
  • Người bệnh có triệu chứng phì đại tuyến tiền liệt.
  • Glôcôm góc hẹp.
  • Tắc cổ bàng quang.
  • Loét dạ dày chít, tắc môn vị – tá tràng.
  • Người cho con bú, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng.
  • Người bệnh dùng thuốc ức chế monoamin oxidase (MAO) trong vòng 14 ngày, tính đến thời điểm điều trị bằng Dexclorpheniramin vì tính chất chống tiết acetylcholin của Dexclorpheniramin bị tăng lên bởi các chất ức chế MAO.

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tanapolamin

  • Dexclorpheniramin có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin của thuốc, đặc biệt ở người bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng và làm trầm trọng thêm ở người bệnh nhược cơ.
  • Tác dụng an thần của thuốc tăng lên khi uống rượu và khi dùng đồng thời với các thuốc an thần khác.
  • Có nguy cơ biến chứng đường hô hấp, suy giảm hô hấp và ngừng thở, điều này có thể gây rắc rối ở người bị bệnh tắc nghẽn phổi hay ở trẻ em nhỏ. Phải thận trọng khi có bệnh phổi mạn tính, thở ngắn hoặc khó thở.
  • Có nguy cơ bị sâu răng ở những người bệnh điều trị thời gian dài, do tác dụng chống tiết acetylcholin, gây khô miệng.
  • Tránh dùng cho người tăng nhãn áp như bị glôcôm.
  • Dùng thuốc thận trọng với người cao tuổi (lớn hơn 60 tuổi) vì những người này thường tăng nhạy cảm với tác dụng chống tiết acetylcholin.
  • Tránh dùng cho người đang lái xe hoặc điều khiển máy móc.

Tác dụng phụ

Sử dụng thuốc Tanapolamin có thể gặp phải các tác dụng phụ như sau:

  • Ít gặp:
    • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị.
    • Tim: Đánh trống ngực, loạn nhịp tim.
    • Da: Phát ban, phản ứng mẫn cảm (co thắt phế quản, phù mạch và phản vệ).
  • Hiếm gặp:
    • Huyết học: Mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, thiếu máu huyết tán, giảm tiểu cầu.
    • Khác: Co giật, vã mồ hôi, đau cơ, dị cảm, tác dụng ngoại tháp, rối loạn giấc ngủ, trầm cảm, lú lẫn, ù tại, hạ huyết áp, rụng tóc.

Tương tác thuốc

Không nên phối hợp thuốc Tanapolamin cùng:

  • Rượu: làm tăng tác dụng an thần của thuốc kháng histamin H1.
  • Việc giảm tập trung và tỉnh táo có thể gây nguy hiểm khi lái xe hay vận hành máy móc.
  • Tránh uống rượu và các thức uống có chứa rượu trong thời gian dùng thuốc.

Nên lưu ý khi phối hợp:

  • Các thuốc ức chế thần kinh trung ương khác (thuốc giảm đau và chống ho họ morphine, thuốc chống trầm cảm có tác dụng an thần, thuốc ngủ nhóm benzodiazepines, nhóm barbiturat, clonidine và các thuốc cùng họ, thuốc ngủ, methadone, thuốc an thần kinh, thuốc giải lo): tăng ức chế thần kinh trung ương.
  • Việc giảm tập trung và tỉnh táo có thể gây nguy hiểm khi lái xe hay vận hành máy móc.
  • Atropine và các thuốc có tác động giống atropine (thuốc chống trầm cảm nhóm imipramine, thuốc chống liệt rung có tác động kháng cholinergic, thuốc chống co thắt có tác động giống atropine, disopyramide, thuốc an thần kinh nhóm phenothiazine): tăng các tác dụng ngoại ý của nhóm atropine như gây bí tiểu, táo bón, khô miệng.

Bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc Tanapolamin trong bao bì của nhà sản xuất. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 20 đến 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp. Không được lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.
  • Thuốc hết hạn sử dụng cần được xử lý theo quy định. Không được bỏ thuốc vào nhà vệ sinh, bồn cầu, bồn rửa hoặc cống thoát nước. Trừ khi bạn được hướng dẫn xử lý như vậy.

Hình ảnh minh họa

Hình ảnh minh họa cho thuốc Tanapolamin
Hình ảnh minh họa cho thuốc Tanapolamin

Thông tin mua thuốc

Nơi mua thuốc

Thuốc Tanapolamin có thể được tìm mua tại các hiệu thuốc đạt chuẩn và được cấp phép trên toàn quốc.

Giá thuốc

Thuốc Tanapolamin được kê khai với giá niêm yết cho mỗi viên là 105 VND.

Giá thuốc có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời điểm mà bạn mua. Tuy nhiên, nếu bạn mua được thuốc Tanapolamin với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.

Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế



from Thuốc A-Z – Medplus.vn https://ift.tt/3Bt7tNK
via gqrds

Nhận xét