Thuốc BDFGlamic điều trị đái tháo đường tuýp 2

BDFGlamic là thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về các thông tin, cách dùng và liều lượng, công dụng và chống chỉ định, cách bảo quản và nơi mua cũng như giá bán của loại thuốc này thông qua bài viết sau đây.

Thuốc BDFGlamic điều trị đái tháo đường tuýp 2
Thuốc BDFGlamic điều trị đái tháo đường tuýp 2

Thông tin về thuốc BDFGlamic

Ngày kê khai: 22/04/2013

Số GPLH/ GPNK: VD-18704-13

Nồng Độ/Hàm Lượng: Glibenclamid 5mg

Dạng bào chế: viên nén

Quy cách đóng gói: Hộp 5 vỉ x 20 viên

Phân loại: KK trong nước

Đơn vị kê khai: Cty CP Dược phẩm Bidiphar 1

Công dụng – chỉ định

Thuốc BDFGlamic được chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau đây:

  • Ðiều trị đái tháo đường không phụ thuộc insulin (tuýp 2), khi không giải quyết được bằng chế độ ăn uống, giảm trọng lượng cơ thể và luyện tập.

Cách dùng – liều lượng

Cách dùng

  • Thuốc BDFGlamic được bào chế dưới dạng viên nén, dùng theo đường uống.
  • Liều glibenclamid phải thăm dò cho từng người để tránh bị hạ glucose huyết. Viên thuốc được uống vào khoảng 30 phút trước bữa ăn.

Liều lượng

  • Liều dùng ban đầu thường từ 2,5 – 5 mg mỗi ngày, uống vào trước bữa ăn sáng 30 phút.
  • Nếu cần, phải điều chỉnh liều, cứ 1 – 2 tuần, tăng từng 2,5 mg mỗi lần, cho tới khi đạt được mức yêu cầu về glucose huyết.
  • Liều duy trì thường từ 1,25 – 10 mg/ngày. Liều cao hơn 10 mg/ngày có thể chia làm 2 lần uống.
  • Liều tối đa là 15 mg/ngày.

Khi đang dùng các thuốc chống đái đường khác chuyển sang glibenclamid:

  • Bắt đầu uống glibenclamid 2,5 – 5 mg ngay sau ngày ngừng thuốc đã dùng trước.
  • Nếu cần tăng dần liều, mỗi lần thêm 2,5 mg cho đến khi nồng độ glucose huyết đạt mức yêu cầu.

Với người cao tuổi suy dinh dưỡng phải giảm liều. Vì tác dụng của glibenclamid tương đối kéo dài, một số ý kiến khuyên tốt nhất là tránh dùng thuốc này cho người cao tuổi.

Người có tổn thương thận hoặc gan, liều đầu tiên 1,25 mg/ngày.

Chống chỉ định

Thuốc BDFGlamic chống chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau đây:

  • Ðái tháo đường phụ thuộc insulin (tuýp 1), đái tháo đường thiếu niên hoặc không ổn định.
  • Hôn mê do đái tháo đường.
  • Các triệu chứng cấp tính của mất bù do chuyển hóa trong nhiễm khuẩn hoặc hoại thư.
  • Tổn thương nặng gan hoặc thận, thiếu dinh dưỡng.
  • Quá mẫn với glibenclamid.
  • Người mang thai hoặc cho con bú.

Thận trọng khi sử dụng thuốc BDFGlamic

  • Cần thận trọng khi chức năng thận suy giảm vì các chất chuyển hóa cũng có tác dụng hạ glucose huyết ở mức độ nhất định.
  • Những người thiếu dinh dưỡng, những người bị xơ cứng động mạch não và người cao tuổi.
  • Người bệnh dị ứng với sulfonamid và các dẫn chất sulfonamid có thể bị dị ứng chéo với glibenclamid.
  • Tuân thủ chế độ ăn uống và dùng thuốc đều đặn là vấn đề hết sức quan trọng để điều trị thành công và phòng ngừa những thay đổi không mong muốn về nồng độ glucose huyết.

Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú

  • Sulfonylurê có thể qua nhau thai và gây hạ glucose huyết ở trẻ sơ sinh. Do vậy, với người mang thai, phải thay glibenclamid bằng insulin.
  • Mặc dù chưa biết glibenclamid có vào được sữa mẹ hay không, nhưng một vài thuốc đái tháo đường nhóm sulfonylurê khác đã thấy trong sữa. Do lo ngại hạ đường huyết nghiêm trọng ở trẻ bú mẹ nên không dùng glibenclamid cho người đang cho con bú.

Sử dụng thuốc cho người lái xe và vận hành máy móc

  • Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc đã thông báo là có thể bị chóng mặt, nhức đầu, do vậy không nên lái xe hoặc vận hành máy nếu có phản ứng chóng mặt.

Tác dụng phụ

Sử dụng thuốc BDFGlamic có thể gặp phải các tác dụng phụ sau đây:

  • Giảm nồng độ glucose trong máu, do làm tăng tính nhạy cảm của tế bào beta tuyến tuỵ với glucose nên làm tăng giải phóng insulin.
  • Khi mới dùng cho người đái tháo đường không phụ thuộc insulin, glibenclamid làm tăng giải phóng insulin tuyến tuỵ.
  • Trong những tháng điều trị đầu tiên, các sulfonylure làm tăng đáp ứng insulin. Khi dùng lâu dài, nồng độ insulin trong máu giảm xuống mức như trước khi điều trị, nhưng nồng độ glucose trong huyết tương vẫn giữ mức thấp.

Tương tác thuốc

Tác dụng hạ glucose huyết của glibenclamid có thể tăng lên khi phối hợp với:

  • Các sulfonamid, salicylat, phenylbutazon
  • Các thuốc chống viêm không steroid, fluoroquinolon, các dẫn chất cumarin
  • Thuốc chẹn beta
  • Chất ức chế monoaminoxydase, perhexilin, cloramphenicol, clofibrat và fenofibrat, sulfinpyrazon, probenecid, pentoxifylin, cyclophosphamid, azapropazon, các tetracyclin
  • Chất ức chế men chuyển đổi angiotensin, rượu, fluconazol, miconazol, ciprofloxacin, enoxacin.

Tác dụng hạ glucose huyết của glibenclamid có thể giảm khi phối hợp với:

  • Thuốc lợi niệu thiazid, furosemid, acid ethacrynic
  • Thuốc uống tránh thai có estrogen/gestagen
  • Dẫn chất phenothiazin, acid nicotinic (liều cao)
  • Thuốc cường giao cảm
  • Hormone giáp trạng và các corticosteroid.

Tác dụng hạ glucose huyết cũng có thể bị ảnh hưởng khi phối hợp với các thuốc điều trị lao.

Glucose huyết tăng khi phối hợp glibenclamid với salbutamol, hoặc terbutalin (tiêm tĩnh mạch).

Bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc BDFGlamic trong bao bì của nhà sản xuất. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 20 đến 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp. Không được lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.
  • Thuốc hết hạn sử dụng cần được xử lý theo quy định. Không được bỏ thuốc vào nhà vệ sinh, bồn cầu, bồn rửa hoặc cống thoát nước. Trừ khi bạn được hướng dẫn xử lý như vậy.

Hình ảnh minh họa

Hình ảnh minh họa cho thuốc BDFGlamic
Hình ảnh minh họa cho thuốc BDFGlamic

Thông tin mua thuốc

Nơi mua thuốc

Thuốc BDFGlamic có thể được tìm mua tại các hiệu thuốc đạt chuẩn và được cấp phép trên toàn quốc.

Lưu ý: Thuốc BDFGlamic là thuốc bán theo đơn, bạn cần mang theo đơn thuốc đã được kê từ bác sĩ để có thể mua được thuốc.

Giá thuốc

Thuốc BDFGlamic được kê khai với giá niêm yết cho mỗi viên là 420 VND.

Giá thuốc có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời điểm mà bạn mua. Tuy nhiên, nếu bạn mua được thuốc BDFGlamic với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.

Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế



from Thuốc A-Z – Medplus.vn https://ift.tt/3EaoxKH
via gqrds

Nhận xét