Thuốc Betaderm – Neomycin 10g điều trị bệnh viêm ngoài da

Betaderm – Neomycin thuốc gì? Hãy cùng Medplus tìm hiểu về các thông tin, cách dùng và liều lượng, công dụng và chống chỉ định, cách bảo quản và nơi mua cũng như giá bán của loại thuốc này thông qua bài viết sau đây.

Thuốc Betaderm - Neomycin 10g điều trị bệnh viêm ngoài da
Thuốc Betaderm – Neomycin 10g điều trị bệnh viêm ngoài da

Thông tin về thuốc Betaderm – Neomycin

Ngày kê khai: 04/12/2017

Số GPLH/ GPNK: VD-19213-13

Đơn vị kê khaiCT TNHH Phil Inter Pharma

Phân loại: KK trong nước

Hoạt Chất – Nồng độ/ hàm lượng:

  • Betamethason (dưới dạng Betamethason valerat) 10mg/10g
  • Neomycin (dưới dạng Neomycin sulfat) 35mg/10g

Dạng Bào Chế: Kem bôi da

Quy cách đóng gói: hộp 1 tuýp 10 gam, Hộp 1 tuýp 15 gam

Hạn sử dụng: 36 tháng

Công ty Sản Xuất: Công ty TNHH Phil Inter Pharma

Số 25, Đường số 8, Khu CN Việt Nam-Singapore, Thuận An, Bình Dương Việt Nam

Công dụng – chỉ định

Thuốc Betaderm – Neomycin được chỉ định sử dụng cho các trường hợp sau đây:

  • Bệnh viêm da do dị ứng và viêm da do nhiễm trùng như sau: eczema cấp tính và mạn tính, viêm da do tiếp xúc, viêm da dị ứng, viêm da do tiết bã nhờn, liken đơn mạn tính, viêm da tróc vảy, ban sần, bệnh vảy nến, ngứa (hậu môn, âm đạo), viêm da do ánh nắng mặt trời.
  • Rụng tóc từng vùng, vết côn trùng cắn, bệnh về da gây ra do nhiễm khuẩn thứ phát.

Cách dùng – liều lượng

Cách dùng

  • Trước khi dùng thuốc, bệnh nhân vệ sinh sạch sẽ tay và vùng da cần điều trị với nước sạch, thấm khô.
  • Lấy một lượng kem vừa đủ thoa đều lên vùng da bị bệnh cho thấm đều.
  • Sau khi dùng thuốc, rửa sạch tay với nước

Liều lượng

Bôi thuốc lên vùng da bị bệnh một hoặc nhiều lần trong ngày.

Chống chỉ định

Thuốc Betaderm – Neomycin chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Không thoa thuốc lên vết thương, màng nhầy.
  • Không dùng thuốc cho bệnh lao da, bệnh herpes, bệnh thủy đậu, bệnh đậu mùa, bệnh giang mai.
  • Không dùng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
  • Không dùng thuốc trong điều trị viêm tai ngoài do chàm gây thủng màng nhĩ.
  • Không dùng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với kháng sinh nhóm aminoglycosid (streptomycin, kanamycin, gentamicin, neomycin,…) hoặc bacitracin.

Thận trọng khi sử dụng

  • Nếu dùng một lượng lớn thuốc trong một thời gian dài (đặc biệt là khi băng ép), những triệu chứng giống như triệu chứng dùng liệu pháp corticoid đường toàn thân có thể xảy ra. Vì vậy tránh dùng thuốc lâu và tránh băng ép trừ khi có chỉ định đặc biệt.
  • Trong trường hợp các triệu chứng quá mẫn (ngứa, ban đỏ, sưng phồng, mụn trứng cá,…) xảy ra, nên ngưng dùng thuốc.
  • Tránh dùng thuốc thời gian dài.
  • Ngưng dùng thuốc khi các triệu chứng không được cải thiện hoặc diễn tiến xấu hơn.
  • Đã có thông báo cáo về việc dùng thuốc ở những bệnh nhân bị bệnh vảy nến trong thời gian dài có thể gây ra ban đỏ dạng vẩy nến và mụn vẩy trong hoặc sau khi điều trị.

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc Betaderm – Neomycin hầu như không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai và cho con bú

Độ an toàn của thuốc ở phụ nữ có thai chưa được xác định, vì vậy tránh dùng một lượng lớn thuốc hoặc dùng thời gian dài ở phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai hoặc đang cho con bú.

Tác dụng phụ

Sử dụng thuốc Betaderm – Neomycin có thể gặp phải các tác dụng phụ sau đây:

  • Da:
    • Tránh dùng liệu pháp corticoid trong thời gian dài vì có thể gây ra mụn do corticoid (những mụn này có khuynh hướng có nhiều đầu trắng, giống như mụn trứng cá thông thường;
    • Bệnh về da do dùng steroid (teo da, giãn mao mạch);
    • Bệnh trứng cá đỏ do dùng steroid, ví dụ như viêm da quanh miệng (ban đỏ quanh miệng hoặc thỉnh thoảng ban toàn mặt, mụn trứng cá, giãn mao mạch, vảy cứng… có thể xảy ra), da bị biến đổi như là bị vảy cá, tím tái, rậm lông, giảm sắc tố.
  • Quá mẫn: Trong trường hợp kích ứng da, phát ban phải ngưng dùng thuốc.
  • Trục tuyến yên-tuyến thượng thận-vùng dưới đồi và chức năng vỏ thượng thận:
    • Nếu dùng liệu pháp này trong một thời gian dài hoặc dùng thuốc dạng băng ép có thể gây rối loạn chức năng của trục tuyến yên-tuyến thượng thận-vùng dưới đồi, rối loạn chức năng vỏ thượng thận, vì vậy cần phải theo dõi kỹ.
  • Mắt: Trong trường hợp dùng thuốc ở mí mắt, tăng nhãn áp có thể xảy ra, vì vậy cần phải theo dõi kỹ. Nếu dùng thuốc một thời gian dài hoặc dùng dạng băng ép có thể gây ra bệnh đục nhân mắt, glaucoma.
  • Nhiễm khuẩn: Nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn không nhạy cảm có thể xảy ra, nhưng hiếm gặp. Trong trường hợp này nên ngưng dùng thuốc.
  • Suy chức năng thận, giảm thính lực có thể xảy ra. Do đó tránh dùng thuốc uống một thời gian dài.

Tương tác thuốc

Chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chỉ ra tương tác với các thuốc khác. Tuy nhiên, bệnh nhân nên liệt kê tất cả các loại thuốc, mỹ phẩm đang dùng cho bác sĩ biết để tư vấn chính xác nhất.

Bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc Betaderm – Neomycin trong bao bì của nhà sản xuất. Nhiệt độ thích hợp là khoảng 20 đến 25 độ C, tránh ánh sáng trực tiếp. Không được lưu trữ thuốc ở nơi có độ ẩm cao, đặc biệt là phòng tắm.
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi trong nhà.
  • Thuốc Betaderm – Neomycin hết hạn sử dụng cần được xử lý theo quy định. Không được bỏ thuốc vào nhà vệ sinh, bồn cầu, bồn rửa hoặc cống thoát nước. Trừ khi bạn được hướng dẫn xử lý như vậy.

Hình ảnh minh họa

Hình ảnh minh họa cho thuốc Betaderm - Neomycin
Hình ảnh minh họa cho thuốc Betaderm – Neomycin

Thông tin mua thuốc

Nơi mua thuốc

Thuốc Betaderm – Neomycin có thể được tìm mua tại các hiệu thuốc đạt chuẩn được cấp phép trên toàn quốc.

Lưu ý: Thuốc Betaderm – Neomycin là thuốc bán theo đơn, bạn cần mang theo đơn thuốc đã được kê từ bác sĩ để có thể mua được thuốc.

Giá thuốc

Thuốc Betaderm – Neomycin được kê khai với giá niêm yết cho mỗi tuýp 10g là 15.500 VND.

Giá thuốc có thể chênh lệch tùy theo nơi mua và thời điểm mà bạn mua. Tuy nhiên, nếu bạn mua được thuốc Betaderm – Neomycin với giá rẻ hơn giá được kê khai, bạn cần kiểm tra kỹ các thông tin của thuốc để đảm bảo không mua phải thuốc kém chất lượng.

Nguồn tham khảo: Cổng công khai y tế



from Thuốc A-Z – Medplus.vn https://ift.tt/3IFw2ei
via gqrds

Nhận xét